Thách thức của Việt Nam phải đối mặt với cứ thế toàn cầu hoá ?

2 câu trả lời

Trong những năm tới, sự phát triển kinh tế của Việt Nam không chỉ có cơ hội, mà còn có không ít thách thức, thậm chí cả những nguy cơ. Điều đáng chú ý là nhiều thách thức trong đó lại xuất phát từ những mặt khác của chính những yếu tố tạo ra cơ hội cho phát triển kinh tế đất nước.

- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp, các sản phẩm hàng hóa của nước ngoài không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước của Việt Nam; trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính hạn chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, hiện nay, phần lớn là ở những công đoạn có trình độ công nghệ thấp, gia công, lắp ráp.

Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức sẽ chịu tác động trực tiếp, nhanh chóng từ những biến động kinh tế từ bên ngoài, từ những biến động trên thị trường khu vực, thế giới về giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền, nhất là những đồng tiền có ảnh hưởng lớn; từ những thay đổi của các luồng hàng hóa, tài chính, đầu tư quốc tế và nghiêm trọng hơn là chịu sự tác động, ảnh hưởng rất nhanh của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực và trên thế giới. Tác động với nền kinh tế đất nước sẽ rất nghiêm trọng nếu Việt Nam không chủ động có biện pháp ứng phó và nếu nội lực của nền kinh tế yếu. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với những thách thức từ những cuộc tấn công mạng vào các hệ thống quản lý, hệ thống dữ liệu để ăn cắp dữ liệu, ăn cắp công nghệ, kế hoạch, các bí quyết kinh doanh, nhất là của những đối thủ cạnh tranh.

Khi hội nhập quốc tế, việc giữ vững, không ngừng củng cố nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước cũng gặp những thách thức bởi một tỷ lệ không nhỏ các yếu tố đầu vào cho hoạt động của nền kinh tế (vốn, công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu) là nhập khẩu từ nước ngoài và thị trường bên ngoài có vai trò rất lớn, rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa mà nền kinh tế đất nước tạo ra. Hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam sẽ góp phần làm phong phú hơn hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhưng sẽ trở thành thách thức nếu hàng hóa nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, loại hàng hóa Việt Nam ra khỏi thị trường, bóp chết sản xuất trong nước. Những điều kiện vay vốn nước ngoài (vay chính phủ các nước, vay các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế…) càng dễ dàng, thuận lợi thì nợ nước ngoài cũng càng có khả năng, điều kiện tăng nhanh, sẽ trở thành thách thức lớn khi việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước, tạo việc làm cho người lao động, nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, nhưng có thể trở thành thách thức lớn nếu quản lý thiếu chặt chẽ, để gây ra ô nhiễm môi trường, nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển, để các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng các chính sách ưu đãi, khai thác tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ của đất nước, khi hết thời hạn ưu đãi, không còn có thể khai thác tài nguyên và tận dụng lao động rẻ, họ sẽ bỏ đi, để lại nhiều gánh nặng mà đất nước phải giải quyết…

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không phải chỉ tạo ra cơ hội cho kinh tế Việt Nam phát triển, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, mà cũng tạo cho Việt Nam nhiều thách thức lớn phải vượt qua và chỉ khi vượt qua những thách thức này mới nắm bắt được cơ hội, chuyển cơ hội thành hiện thực. Thách thức rất lớn đối với Việt Nam là vấn đề tốc độ phát triển rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của những thay đổi, phát triển công nghệ diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Theo kịp tốc độ phát triển này đối với Việt Nam là một thách thức lớn. Hơn nữa, trong khi ở Việt Nam, hệ thống thể chế cho các hoạt động, các lĩnh vực, các mô hình kinh doanh mới, việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, xử lý tranh chấp,… việc quản lý các hoạt động kinh tế, sinh hoạt xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn chưa hình thành; việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng… đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không phải là nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng.

Thách thức khác đối với Việt Nam là trình độ khoa học - công nghệ rất cao, rất mới, diễn ra trên diện rất rộng, hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế, phạm vi tác động rất lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để nắm bắt được cơ hội, đòi hỏi phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu đặt ra, đòi hỏi đất nước cũng phải có trình độ phát triển cao về khoa học - công nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao, từ cán bộ nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ, thiết kế sản phẩm đến những người trực tiếp sản xuất; đòi hỏi cả những thay đổi tâm lý, nếp sống của các tầng lớp xã hội, thay đổi tổ chức, quản lý của hệ thống chính quyền các cấp, các ngành; đây không phải là vấn đề dễ dàng, mà thật sự là những thách thức. Không vượt qua được những thách thức nhỏ, cụ thể này thì thách thức lớn nhất với Việt Nam sẽ là tụt hậu xa hơn, so với các nước khác

- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng là khu vực có sự cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ, kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt là tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các nước trong khu vực hết sức căng thẳng, có nguy cơ gây mất ổn định khu vực. Giữ vững chủ quyền biển, đảo của đất nước, đồng thời phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế đất nước là thách thức lớn đối với Việt Nam.

- Kinh tế Việt Nam phát triển chưa ổn định, bền vững. Nợ công, thâm hụt ngân sách nhà nước cao, kéo dài. Doanh nghiệp trong nước 95-96% là doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ thấp. Nền kinh tế cơ bản còn phát triển theo chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông, chuyển dịch sang phát triển theo chiều sâu dựa trên khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao còn chậm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp, chuyển biến chậm.

Hiện nay, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, nhưng theo dự báo, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kết thúc sớm hơn so với một số nước, dân số già nhanh. Kinh nghiệm các nước cho thấy, các nước cất cánh được trở thành nước phát triển, vượt qua bẫy thu nhập trung bình đều diễn ra trong thời kỳ dân số vàng. Nếu kinh tế Việt Nam không cất cánh được trong thời kỳ dân số vàng, Việt Nam sẽ khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, chưa giàu đã già. Đây là một thách thức lớn.

Đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân tầng xã hội có xu hướng mở rộng không chỉ ảnh hưởng tới ổn định xã hội mà còn ảnh hưởng tới sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế. Tình trạng ô nhiễm môi trường được quan tâm ngăn ngừa, xử lý, nhưng chưa ngăn chặn được, vẫn có xu hướng tăng lên, nguồn lực, chi phí cho bảo vệ môi trường cũng ngày càng tăng lên. Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, điều kiện sống được cải thiện, nhưng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội bị suy thoái, xuống cấp; tình trạng tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hoạt động của các doanh nghiệp. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, là những thách thức phải vượt qua.

- Đặc biệt, Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu (theo đánh giá của các tổ chức quốc tế). Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra nhanh, tình trạng nước biển xâm nhập sâu vào các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long; sạt lở đê biển, sói lở bờ biển xảy ra ở nhiều vùng; thiên tai, bão lũ cường độ lớn xảy ra nhiều hơn, mức độ tàn phá lớn hơn. Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Việt Nam tăng lên, tình trạng hạn hán, thiếu nước khá nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều vùng. Đầu tư cho phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng cao. Đây là những thách thức rất lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới.

Trên đây là những cơ hội và thách thức lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Xác định cơ hội và thách thức là cơ sở để Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam quyết tâm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một nước phát triển, có thu nhập cao, “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Ngoài những cơ hội, toàn cầu hoá tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn, như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm có xu hướng tăng, sự lo ngại về mất bản sắc, sự đồng hoá văn hoá và sự huỷ hoại văn hoá dân tộc, v.v..Con đường để vượt qua những thách thức đó không phải là đóng cửa lại để sống biệt lập với thế giới; mà trái lại, phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, bồi dưỡng và giáo dục con người nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, trách nhiệm với Tổ quốc, khơi dậy và phát huy tinh thần dân tộc ở họ.

Nhưng, dù xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn, trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa mang một nội dung với những nét đặc thù mới. Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, quá trình đó đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản, đặc biệt là các nước tư bản lớn.

Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng người. Cách nhìn nhận và thái độ đối với toàn cầu hoá là hết sức khác nhau. Trong khi một số nước đang phát triển tiếp nhận toàn cầu hoá một cách hồ hởi thì ở nhiều nước phát triển, phong trào chống toàn cầu hoá lại diễn ra một cách rộng khắp và thu hút hàng vạn người tham gia. Song, bất chấp thái độ khác nhau, ủng hộ hay phản đối, toàn cầu hoá vẫn là một xu thế tất yếu và ngày càng được mở rộng mà mỗi quốc gia dân tộc phải đối mặt với nó. Vậy tính tất yếu của toàn cầu hoá được biểu hiện như thế nào?

Tính tất yếu của toàn cầu hoá trước hết được biểu hiện ở tất yếu kinh tế. Kinh tế, như mọi người đều biết, là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của văn minh nhân loại. Thực ra, thuật ngữ văn minh nhân loại vừa mang ý nghĩa vật chất, vừa mang ý nghĩa tinh thần. Ưu thế của một nền văn minh được thể hiện trong sự hoà quyện và kết hợp giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Với ý nghĩa đó, lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự giải phóng mang tính chất tiến bộ khỏi sự tước đoạt về vật chất, đồng thời là lịch sử phát triển của tự do thuộc về vương quốc của tinh thần.

Toàn cầu hoá là một hiện tượng vật chất hay kinh tế. Nhưng, ngoài ý nghĩa là một hiện tượng vật chất, nó còn mang một ý nghĩa văn hoá, tinh thần sâu sắc. Bởi lẽ, trên thực tế, không có một công việc nào của con người, không có một hiện tượng nào trong xã hội lại chỉ mang ý nghĩa thuần tuý kinh tế.

Về phương diện kinh tế, trước hết, toàn cầu hoá tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hoạt động kinh tế của con người, làm thay đổi tính chất và vị trí của thị trường. Nếu như trước đây, thị trường mang tính quốc gia thì hiện nay, thị trường đã mang tính quốc tế. Do quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia nhanh chóng bị cuốn hút và trở thành một bộ phận phụ thuộc của nền kinh tế thế giới hoặc quốc tế. Ngoài tính toàn cầu của thị trường hàng hoá và dịch vụ, tài chính và tiền tệ cũng mang tính chất toàn cầu. Một yếu tố khác không kém quan trọng làm cho thị trường có tính toàn cầu là công nghệ điện tử mới của thông tin và viễn thông. Chính công nghệ mới đó không chỉ mang tính kinh tế, mà còn mang tính chính trị và xã hội sâu sắc.

Về mặt xã hội, những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc. Sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế, v.v. đang là những vấn đề làm đau đầu các quốc gia dân tộc. Nói tóm lại, chính toàn cầu hoá đang làm cho những vấn đề toàn cầu của thời đại tác động mạnh mẽ và nhanh chóng đến các quốc gia dân tộc. Ngày nay, không một quốc gia dân tộc nào có thể làm ngơ trước sự lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi của các bệnh dịch, như SARS, cúm gà, v.v.; của các nạn khủng bố, tội phạm quốc tế, v.v..

Về mặt chính trị, người ta thường nhắc tới những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia. Điều đó được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị. Sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Với lôgíc đó, người ta nói đến sự suy yếu của mô hình quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người ta thường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Có thể nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá. Chẳng hạn, do lôgíc nội tại của nó, toàn cầu hoá kinh tế vừa đòi hỏi, vừa muốn hướng tới sự tự do về thương mại và đầu tư ngày càng tăng lên một cách chưa từng có. Do đó, những hiệp định thương mại đa phương được thể chế hoá trong WTO tất yếu hạn chế khả năng hành động một cách đơn phương của các chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích cục bộ của họ. Vì lẽ đó, người ta coi những hiệp định thương mại đa phương ấy có tác dụng tiêu cực đối với bất kỳ chủ quyền quốc gia riêng lẻ nào. Đúng như U.Bek đã nhận xét, “cộng đồng thế giới hình thành trong quá trình toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế đang làm suy yếu, đặt dấu hỏi về sức mạnh của quốc gia dân tộc, thâm nhập vào khắp các đường biên giới lãnh thổ bằng nhiều phụ thuộc xã hội đa dạng, các quan hệ thị trường, bằng mạng truyền thông, các phong tục, tập quán khác lạ của dân cư, không liên quan đến vùng lãnh thổ xác định của nó. Điều đó biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất, là cơ sở của uy tín quốc gia dân tộc trong chính sách thuế, quyền hạn tối cao của bộ máy cảnh sát, trong chính sách đối ngoại, trong lĩnh vực an ninh quân sự”(2).

Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hoá; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị. Đến lượt mình, những thay đổi về chính trị lại có tác động trở lại đối với kinh tế. Song, điều cần quan tâm và nhấn mạnh lại chính là ở sự tác động của kinh tế và những thay đổi chính trị đối với văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm