●●Tặng CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT ●● Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau: DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vẫn xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này... (Trần Nhuận Minh) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ. (Nhớ là chính thì chỉ có 1) Câu 2: Em hiểu như thế nào về lời dặn con của người cha qua hai câu thơ: “Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào.” (đoạn văn) Câu 3:Tìm và nêu tác dụng phép tu từ được sử dụng trong bài (đoạn văn) Câu 4:Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho em những suy nghĩ gì? (trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng)
2 câu trả lời
C1.
Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự.
C2.
Cách gọi mà phải thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. Qua cách gọi ấy người cha cũng muốn con mình nhận ra nên có thái độ hành xử như thế nào cho đúng với những người cơ cực, khổ nghèo.
C3
Tác dụng:
+ Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.
+ Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ
C4
Với bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh thì việc dạy con chỉ thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa. Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy“Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu! Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích! Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.
Câu 1 :
PTBĐ : Biểu cảm
Câu 2 :
Nguyên nhân khiến người ha dặn dò con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.
+ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,…Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.
+ Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.
⟹ Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ
Câu 3 :
Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Con không…”
Tác dụng:
+ Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.
+ Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ
Câu 4 :
Bài thơ Dặn con thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa. Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy“Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu! Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích! Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.