Tầm quan trọng của các làng nghề truyền thống

2 câu trả lời

Giá trị của Làng nghề truyền thống

"Làng nghề - một mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nước ta - là vốn quý giá của dân tộc, có những giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày nay, giá trị to lớn và quý báu của làng nghề không chỉ thể hiện ở chỗ giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn, mà quan trọng hơn, cơ bản hơn, chính là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập

Việc phát triển ngành nghề, làng nghề là hướng chủ yếu để tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các làng nghề trong cả nước đã thu hút trên 11 triệu lao động làm việc thường xuyên, ngoài ra, còn tận dụng được số lao động trên và dưới độ tuổi. Cộng với số lao động chưa đủ việc làm trong thời gian nông nhàn (còn đến 35% thời gian lao động của nông dân), số lao động không còn việc làm khi ruộng đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng (phát triển công nghiệp và đô thị)... Hiện nay, nhiều làng nghề đã thu hút trên 70% lao động của làng vào các nghề thủ công, đem lại giá trị sản xuất tiểu thủ công vượt trội so với nông nghiệp.

Ngoài ra, làng nghề phát triển còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, dịch vụ khác, qua đó tạo thêm việc làm, thêm thu nhập cho dân cư nhiều vùng nông thôn.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề chính là con đường chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và chất lượng cao với thu nhập cao hơn. Mục tiêu nâng cao đời sống của cư dân nông thôn một cách toàn diện cả về kinh tế và văn hóa cũng chỉ có thể đạt được nếu trong nông thôn có cơ cấu hợp lý của nông thôn mới, có nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, có nông thôn vận động và phát triển thanh bình với hệ thống làng nghề tiếp nối truyền thống văn hóa làng nghề với chuỗi đô thị nhỏ văn minh, lành mạnh.

Bên cạnh đó, sản phẩm làng nghề còn góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu. Nhiều nước rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vì những kiểu dáng độc đáo như đồ gốm sứ, hàng thổ cẩm, mây tre đan trau chuốt bằng bàn tay khéo léo của nghệ nhân, sản phẩm nội thất bằng gỗ, đá mỹ nghệ làm đẹp thêm những ngôi nhà và những tượng đá tôn thêm vẻ đẹp của những công viên.

- Phát huy các giá trị văn hóa

Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm làng nghề gắn với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh sảo của các nghệ nhân được lưu truyền từ hàng trăm năm nay đang được kế thừa, khôi phục. Mỗi sản phẩm làng nghề không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo, tinh thần lao động của nghệ nhân - những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, đồng thời không ngừng sáng tạo để làng nghề có thêm nhiều sản phẩm mới vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của nghệ nhân trong điều kiện mới.

- Phát triển du lịch

Phát triển du lịch làng nghề là phát triển loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao. Du lịch làng nghề khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do lao động làng nghề làm ra, như là một đối tượng tài nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi, giải trí. Khách du lịch có thể trực tiếp xem và tham gia vào một số công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề.

Du lịch làng nghề được khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam một cách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề. Du lịch làng nghề được quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phương có làng nghề.

- Phát triển xã hội

Làng nghề là một lực lượng có vị thế, một cộng đồng có sự liên kết bền chặt bởi những mối liên hệ khăng khít, nhiều mặt: về lãnh thổ, dòng họ, về hoạt động kinh tế, có chung Thành hoàng làng và Tổ nghề; có chung văn hóa và tâm linh.

Người thợ thủ công trong làng nghề gắn bó với làng, không chỉ vì yếu tố kinh tế mà do nhiều yếu tố tâm linh, thiêng liêng, hình thành một cộng đồng đoàn kêt, gắn bó từ nhiều đời, hình thành “vốn xã hội” của cộng đồng dân cư trong làng ".

Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho
lao động ở khu vực này, phát triển ngành nghề sẽ tạo thêm việc làm cho lao động ở
khu vực nông thôn, phát triển ngành nghề nông thôn sẽ tạo thêm việc làm cho lao
động lúc nông nhàn; lao động phụ như người già, trẻ em, khuyết tật… Tại ngoại
thành TP.HCM có khoảng 1,8 triệu dân với 140 ngàn người làm việc trong lĩnh
vực sản xuất nông lâm thủy sản. Còn trong lĩnh vực phi nông nghiệp là hơn 103
ngàn lao động, chiếm 57,4% lực lượng lao động ngoại thành. Bình quân một hộ có
nghề tạo việc làm ổn định cho 4,2 người, một cơ sở ngành nghề tạo việc làm ổn
định cho trên 20 người. Chỉ riêng làng nghề bánh tránh tại xã Phú Hòa Đông,
huyện Củ Chi đã giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động địa phương; làng
nghề phát triển kéo theo nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan
phát triển…tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo –
thông qua cơ hội tạo việc làm. Thu nhập của người lao động ngành nghề cao hơn
lao động nông nghiệp thuần từ 1,4 đến 3,6 lần.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

2 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước