Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay, Đô Thị Hóa bền vững trở thành mục tiêu quan trọng ? Giúp giùm mình nha mọi người Cảm ơn mọi người
2 câu trả lời
Phát triển bền vững (sustainable development) là một khái niệm lý luận đang từng bước gây ảnh hưởng và làm thay đổi chính sách phát triển kinh tế. Phát triển bền vững có nghĩa là: “Một sự phát triển vừa có thể thích hợp với thời đại ngày nay, vừa không ảnh hưởng tới việc thỏa mãn của con cháu đời sau”, đó là định nghĩa do ủy ban Brundtland nêu ra năm 1987.
Cho tới nay, khái niệm phát triển bền vững đã xuất hiện ngày càng nhiều, song theo nhà khoa học người Mỹ B.A Wilcox: “Cũng như nhận thức về nhiều vấn đề chính trị, tôn giáo quan trọng, nhận thức của mỗi người về phát triển bền vững đang tồn tại những bất đồng khá lớn”.
Thực vậy, phát triển bền vững hoàn toàn không phải là một khái niệm nêu ra khi đơn thuần đứng dưới góc độ môi trường, phát triển kinh tế mới là chủ đề nội dung của nó, hơn nữa phát triển kinh tế mà nó chỉ ra có ý nghĩa toàn diện về không gian và thời gian, xã hội và tự nhiên, đạo đức và luân lý,… khác biệt về căn bản nếu chỉ theo con số thống kê phiến diện.
Do vậy, phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp, thỏa hiệp các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội. Tức phát triển bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa với nhau (H.Barton, International institute for environment and development – IIED).
Phát triển bền vững là kết quả hợp nhất giữa kinh tế – xã hội và môi trường để tìm ra vùng chung hay tiếng nói chung đảm bảo tính bền vững.
một quá trình dàn xếp, thỏa hiệp các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội, tức phát triển bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa với nhau.
Phát triển bền vững là một khái niệm lý luận đang từng bước gây ảnh hưởng và làm thay đổi chính sách phát triển kinh tế.