Tại sao tĩnh mạch có màu xanh?

2 câu trả lời

Đáp án:

Yếu tố thứ nhất là sự tương tác của ánh sáng với da ở nhiều bước sóng, tương đương với những màu sắc khác nhau. Ánh sáng xuyên qua da, bị hấp thụ và phát ngược trở lại vào môi trường. Quá trình hấp thụ và phát xạ ngược trở lại xảy ra hàng nghìn lần trong chớp mắt.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng tĩnh mạch phát xạ nhiều màu xanh, và chỉ một lượng rất ít màu đỏ, cho nên chúng ta thường thấy tĩnh mạch có màu xanh.

Yếu tố thứ hai là lượng oxy trong máu ảnh hưởng tới màu máu và khả năng hấp thụ ánh sáng. Oxy được vận chuyển bằng hồng cầu. Một hồng cầu tối đa có thể mang bốn phân tử oxy. Dưới tác động xung quanh như nhiệt độ cao, môi trường axit, một hoặc nhiều phân tử oxy sẽ rời khỏi hồng cầu làm cho máu có màu thẫm. Màu đỏ thẫm này bản chất vẫn là màu đỏ nhưng dễ nhìn thành màu xanh hơn.

Yếu tố thứ ba là bản thân tĩnh mạch, đặc biệt là đường kính và vị trí của nó. Nếu tĩnh mạch nằm ngay dưới da, chúng sẽ có sắc đỏ. Càng xuống sâu, màu của tĩnh mạch sẽ dần pha màu xanh. Trong khi đó, đại đa số tĩnh mạch nằm sâu hơn nửa milimet dưới da. Hiện tượng quang học này có liên quan tới phương trình vận chuyển máu phức tạp.

Các nhà khoa học cũng quan sát được một chút sắc xanh ở động mạch, nhưng ít hơn, do máu trong động mạch có màu đỏ tươi. Khi ánh sáng truyền qua da, sự khác biệt về màu sắc giữa tĩnh mạch và động mạch sẽ được khuyếch đại, nên ta thấy tĩnh mạch xanh hơn. Bên cạnh đó, động mạch thường nhỏ và nằm sâu hơn dưới da nên thường không thấy động mạch.

Yếu tố cuối cùng là não bộ. Thông tin thu nhận từ võng mạc đến não được xử lý rất nhiều. Ví dụ màu tím không phải lúc nào cũng là màu tím, khi đặt màu tím bên cạnh màu đỏ, não của bạn sẽ chuyển màu tím thành màu tính ánh xanh. Trong trường hợp tĩnh mạch, sự tương phản của vùng da xung quanh cũng có xu hướng làm tĩnh mạch có màu xanh.

Vì thế tĩnh mạch có màu xanh

Giải thích các bước giải:

Đáp án:

Đầu tiên là sự tương tác của ánh sáng với da ở nhiều bước sóng, tương đương với những màu sắc khác nhau.

Ánh sáng xuyên qua da, bị hấp thụ và phát ngược trở lại vào môi trường. Quá trình hấp thụ và phát xạ ngược trở lại xảy ra hàng nghìn lần trong chớp mắt.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng tĩnh mạch phát xạ nhiều màu xanh, và chỉ một lượng rất ít màu đỏ, cho nên chúng ta thường thấy tĩnh mạch có màu xanh.

Tiếp theo, lượng oxy trong máu ảnh hưởng tới màu máu và khả năng hấp thụ ánh sáng. Oxy được vận chuyển bằng hồng cầu. Một hồng cầu tối đa có thể mang bốn phân tử oxy.

Dưới tác động xung quanh như nhiệt độ cao, môi trường axit, một hoặc nhiều phân tử oxy sẽ rời khỏi hồng cầu làm cho máu có màu thẫm. Màu đỏ thẫm này bản chất vẫn là màu đỏ nhưng dễ nhìn thành màu xanh hơn.

Ngoài ra ,đường kính và vị trí của tĩnh mạch cũng ảnh hưởng đến màu xanh khi nhìn qua da. Nếu tĩnh mạch nằm ngay dưới da, chúng sẽ có sắc đỏ.

Càng xuống sâu, màu của tĩnh mạch sẽ dần pha màu xanh. Trong khi đó, đại đa số tĩnh mạch nằm sâu hơn 0,5 mm dưới da. Hiện tượng quang học này có liên quan tới phương trình vận chuyển máu phức tạp.

Các nhà khoa học cũng quan sát được một chút sắc xanh ở động mạch, nhưng ít hơn, do máu trong động mạch có màu đỏ tươi.

Khi ánh sáng truyền qua da, sự khác biệt về màu sắc giữa tĩnh mạch và động mạch sẽ được khuyếch đại, nên ta thấy tĩnh mạch xanh hơn. Bên cạnh đó, động mạch thường nhỏ và nằm sâu hơn dưới da nên thường không thấy động mạch.

Lý do cuối cùng chính là bộ não của con người. Thông tin thu nhận từ võng mạc đến não được xử lý rất nhiều.

Ví dụ màu tím không phải lúc nào cũng là màu tím, khi đặt màu tím bên cạnh màu đỏ, não của bạn sẽ chuyển màu tím thành màu tính ánh xanh.

Trong trường hợp tĩnh mạch, sự tương phản của vùng da xung quanh cũng có xu hướng làm tĩnh mạch có màu xanh.

Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra).

Thường thì máu trong tĩnh mạch có lượng oxy thấp khi đưa máu từ các mô trong cơ thể về tim. Hai ngoại lệ là tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi.

Trong hai trường hợp này máu tĩnh mạch có lượng dưỡng khí cao. Tĩnh mạch có dạng ống, khi không có dung lượng thì xẹp xuống. Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng colagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn.

Lớp trong cùng của tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô. Đa số các tĩnh mạch đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì sức hút của trái đất.

Vị trí tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân, khác với vị trí tương đối cố định của động mạch.

Giải thích các bước giải:

Câu hỏi trong lớp Xem thêm