Tại sao thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta lại phải đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật gắn liền chuyển giao công nghệ?

1 câu trả lời

Bối cảnh kinh tế quốc tế
Trong giai đoạn tới, quá trình hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế tiếp tục diễn ra sâu rộng và
tác động lớn đến sự phát triển của hầu hết các quốc gia. Toàn cầu hóa về thương mại, đầu tư tài
chính và tiền tệ sẽ diễn ra mạnh mẽ. Cùng với đó sẽ là quá trình quốc tế hóa hệ thống tài chính - tiền
tệ, kéo theo sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh, cạnh tranh giữa các quốc gia về vốn, về
nguồn lực và công nghệ cũng sẽ gay gắt hơn. Tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiếp tục là công cụ thúc đẩy
hợp tác quốc tế và định hướng phát triển kinh tế - tài chính thế giới, đồng thời tạo cơ hội thuận tiện
cho các nước đi sau bắt nhịp và tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu.
Các quan hệ chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng và chi phối
lẫn nhau, đồng thời toàn cầu hóa cũng sẽ làm giảm tính độc lập trong việc thực hiện chính sách kinh
tế nói chung và tài chính nói riêng của các quốc gia.
Kinh tế thế giới dự báo vẫn sẽ có những biến đổi khó lường. Khoảng cách giữa các nhóm
nước phát triển với các nền kinh tế kém phát triển có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính sách đối
phó và giải quyết khủng hoảng cùng với quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ đem đến một
số thay đổi trong cấu trúc, cũng như phương thức quản lý vĩ mô của nhiều nền kinh tế.
Vai trò, sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu sẽ ngày một lớn
mạnh. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt xấp xỉ 55% nền kinh tế Mỹ
1
. Cùng với Trung
Quốc, sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng sẽ ảnh hưởng đến bối cảnh phát triển của kinh tế toàn cầu.
Bối cảnh kinh tế trong nước
Những thành tựu sau 30 năm đổi mới đã làm cho tiềm lực của đất nước ta không ngừng
được mở rộng, trong đó có cả tiềm lực tài chính nhà nước. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt được các kết quả bước đầu, tạo ra môi trường thuận lợi và tiền
đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
Cùng với đó, mức sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một nâng cao, nghèo
đói từng bước được đẩy lùi, đời sống được cải thiện, hệ thống an sinh xã hội sẽ ngày càng phát triển.
Tăng trưởng kinh tế góp phần quan trọng củng cố tiềm lực và sức mạnh của nền tài chính quốc gia;
quy mô thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ được mở rộng, dự trữ nhà nước được tăng cường.
Hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và phát huy hiệu quả, tạo ra các cơ hội khai thác hiệu
quả các nguồn lực bên ngoài. Hệ thống pháp luật trong nước đã được điều chỉnh để từng bước tuân
thủ hệ thống các chuẩn mực, sự tôn trọng và tính thích ứng với các thông lệ quốc tế, phù hợp với các
quy luật của kinh tế thị trường.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

2 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước