Tại sao lại có mặt trời

2 câu trả lời

Do sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc một đám mây phân tử khổng lồ. Hầu hết khối lượng suy sụp tích tụ ở trung tâm, tạo nên Mặt Trời, trong khi phần còn lại ra hình thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh tiến hóa dần thành các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và các tiểu thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời. Wikipedia

Thực ra chúng ta cũng không biết được vì sao mặt trời lại có hình dạng như vậy. Tại sao nó lại không có hình dạng như như những hệ mặt trời khác trong vũ trụ? Hình dạng của mỗi hệ mặt trời phụ thuộc vào yếu tố chúng xuất hiện khi nào hoặc thời gian xuất hiện của chúng. Nhưng con người đã khám phá được các quy luật của thiên nhiên cho phép chúng ta tìm hiểu vì sao hệ mặt trời lại giữ được hình dạng như bây giờ.

Giống như các hành tinh khác, trái đất quay quanh quỹ đạo của mặt trời, thời gian mà trái đất quay được đúng một vòng xung quanh mặt trời thì người ta gọi là một năm. Quỹ đạo của các hành tinh khác lớn hơn hoặc nhỏ hơn quỹ đạo của trái đất. Vậy hệ mặt trời được xuất hiện ra sao? Vì sao các hành tinh lại có kích thước như vậy? Vì sao chúng lại chuyển động theo các quỹ đạo của mình? Các nhà thiên văn học không thể trả lời chính xác các câu hỏi này. Họ đã đưa ra hai giả thuyết. Theo thuyết thứ nhất sở dĩ mặt trời và các hành tinh của chúng có hình dạng như ngày nay là vì chúng cấu thành từ một đám mây khổng lồ tạo ra các luồng khí nóng luôn chuyển động. Những mẩu của đám mây khổng lồ này bắn ra những luồng khí và đã tạo ra các hành tinh. Các tác giả của thuyết thứ hai cho rằng: từ thời xa xưa mặt trời đã va chạm với một ngôi sao khác và những mảnh vụn của mặt trời tung ra và quay xung quanh nó và tạo thành các hành tinh khác. Thực ra không quan trọng là lý thuyết nào đúng; chỉ có một điều ta phải công nhận rằng hệ mặt trời có được hình dạng như ngày nay là hoàn toàn tình cờ. Theo định luật chuyển động của Kepơle, tất cả các hành tinh đều quay xung quanh mặt trời theo các quỹ đạo hình elíp. Hành tinh nào càng gần mặt trời thì vận tốc chuyển động của nó càng lớn. Thời gian của một vòng quay phụ thuộc vào khoảng cách từ hành tinh đó đến mặt trời. Định luật hấp dẫn của Niutơn (3 định luật của Kepơle cũng nằm trong định luật này) giải thích rằng tại sao hai vật lại có thể hấp dẫn nhau. Hệ mặt trời có hình dạng như vậy là bởi vì theo đúng một vài quy luật của thiên nhiên thì tồn tại một sự tương tác nhất định giữa mặt trời và các hành tinh khác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm