2 câu trả lời
Đáp án:
Ta có công thức :
\[d = \frac{P}{V}\]
+ Khi khối khí nóng thì thể tích của vật tăng do các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên, dẫn đến khối lượng riêng của vật giảm ⇒ trọng lượng riêng của khối khí giảm làm khối khí nhẹ đi.
+ Còn khối khí lạnh thì thể tích của vật giảm do các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi dẫn đến khối lượng riêng của vật tăng ⇒ trọng lượng riêng của khối khí tăng làm khối khí nặng lên.
+ Trong khi thay đổi nhiệt độ ( nóng lên hoặc lạnh đi ) không có sự thay đổi về số lượng phân tử cấu tạo nên chất lỏng đó, do đó khối lượng của nó là không đổi, và theo đó thì trọng lượng cũng không thay đổi.
⇒ Vì vậy với cùng một trọng lượng khối khí nóng sẽ nhẹ hơn khối khí lạnh.
Đáp án:
Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
Giải thích các bước giải:
Khi không khí gặp nóng, trọng lượng của nó sẽ giảm khi hiện tương giãn nở tác động.
Khi không khí gặp lạnh, trọng lượng của nó sẽ tăng khi hiện tương co lại tác động.