tại sao khi bình minh mặt trời to nhưng không nóng, buổi trưa mặt trời nhỏ nhưng lại rất nóng?

2 câu trả lời

Ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng trắng mà là tập hợp của 7 sắc cầu vồng (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Lúc bình minh và lúc hoàng hôn mặt trời chiếu chếch xuống mặt đất vì vậy các tia sáng phải xuyên qua một lớp khí quyển dầy hơn so với buổi trưa. Trên đường đi tới trái đất các tia sáng màu vàng, lục, lam, chàm, tím bị giữ lại khá nhiều khi gặp các hạt nhỏ liti trong không khí (nước, cát, bụi …). Chính vì vậy ta thường thấy mặt trời và bầu trời có mầu rất đỏ. Còn kích thước to hơn thì không đúng đâu, Đó là ảo giác của ta mà thôi. Khi mới mọc và sắp lặn mặt trời ở gần núi non, nhà cửa, cây cối nên ta cảm thấy to hơn so với khi đứng giữa bầu trời bao la vào buổi trưa. Ngoài ra, khi bình minh hay hoàng hôn bầu trời bốn phương mờ tối nên ta càng có cảm giác mặt trời to hơn so với vào buổi trưa. Buổi trưa thường nóng bởi vì buổi trưa mặt trời tỏa nhiệt nhiều hơn là buổi sáng vì sáng thì thường là còn sương nên thấy không nóng bằng buổi trưa

thực ra mặt trời lúc nào cũng chỉ có 1 kích thước mà thôi. còn về nhiệt nó tỏa ra phụ thuộc vào góc chiếu. trưa, mặt trời chiếu vuông góc nên lượng nhiệt tỏa ra nhiều=>nóng. còn bình minh và hoàng hôn thì ngược lại!