Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài? Tại sao khi tra lưỡi dao vào cán người ta phải nung nóng khâu dao? Tại sao vào mùa hè, dây điện thường bị chũng xuống? Tại sao vào mùa đông, dây điện thường căng hơn?
2 câu trả lời
- Hãy tưởng tượng đèo là một mặt phẳng nghiêng, nếu mặt phẳng nghiêng càng dốc đứng thì lực để kéo vật lên mặt phẳng nghiêng càng tăng ( và ngược lại ). Vì thế, đường ô tô qua đèo càng ngoằn nghèo, càng dài thì độ dốc càng ít, lực kéo vật càng nhỏ nên ô tô dễ dàng đi lên đèo, hạn chế tình trạng tụt dốc.
- Khi lắp khâu sắt vào cán dao, liềm bằng gỗ, người thợ rèn phải nung nóng khâu để khâu nở ra dễ dàng lắp được vào cán, khi nguội đi khâu co lại bám chặt vào cán dao làm cho dao, liềm được gắn chặt vào cán hơn.
- Vì dây điện là một loại chất rắn nên vào mùa hè, nhiệt độ tăng lên cao, dây điện nở vì nhiệt nên dẫn đến chiều dài của dây tăng thêm. Còn vào mùa đông, dây điện gặp lạnh nên co lại dẫn đến chiều dài dây điện ngắn lại. Vì vậy, vào mùa hè thì dây điệnn thường võng xuống nhiều hơn là vào mùa đông. ( 2 ý cuối trả lời chung em nhé )
-Đường ô tô qua đèo càng ngoằn ngoèo, càng dài thì độ dốc càng ít, lực kéo vật càng nhỏ nên ô tô dễ dàng đi lên đèo hơn
-Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại siết chặt vào cán
-Vào mùa hè, nhiệt độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng giãn nở làm cho dây điện dài ra
Vào mùa đông, nhiệt độ thấp đi làm cho dây điện co lại nên:
Mùa hè đường dây điện sẽ võng xuống nhiều hơn mùa đông