Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng dòm ngó xâm lược của các nước tư bản phương tây ? Để thực hiện ý đồ của mình các nước tư bản phương tây đã phân chia xâm lược Đông Nam Á như thế nào ? Giúp e với ạ E cảm ơn ạ

2 câu trả lời

* Đông Nam Á trở thành đối tượng dòm ngó xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

- Đông Nam Á có vị trí địa lí thuận lợi: nằm ở cửa ngõ của châu Á, giáp biển Đông và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, có eo biển Malacca nhộn nhịp nhất thế giới,...

- Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đa số đều đang mục nát và suy tàn

- Các nước tư bản cần có thị trường mới và nhân công mà Đông Nam Á đất rộng, người đông ⇒ thị trường lớn và nhân công rẻ

- Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
* Phân chia:
- Bán đảo Đông Dương: Pháp

- Mã Lai ( Mianma ): Anh

- Các vùng hải đảo:

+ Indonexina, Malaixia: Hà Lan

+ Phillipine Tây Ban Nha

Mon gửi ạ:

Hỏi: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng dòm ngó xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Đáp:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

Hỏi: Để thực hiện ý đồ của mình các nước tư bản phương Tây đã phân chia xâm lược Đông Nam Á như thế nào ?

Đáp:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:

- Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam. Cam-pu-chia, Lào; Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a; chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo.

- Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn