Tại sao điều kiện để đòn bẩy cân bằng là F1.d1 = F2.d2 ?

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Đòn bẩy cũng như những loại máy cơ đơn giản khác sử dụng nhằm cho ta lợi về lực

Lại có theo định luật về công: không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại ⇒ Công khi tác dụng lực `F_1` để đẩy đòn bẩy xuống bằng công nâng vật nặng lên ở cánh tay đòn bên kia

Từ đó ta có công thức đòn bẩy : `F_1.d_1=P.d_2`

Trong đó : `F_1:` lực tác dụng vào cánh tay đòn để bẩy vật nặng lên $(N)$

                  `d_1:` độ dài cánh tay đòn từ điểm tác dụng lực đến điểm tựa $(m)$

                  `P:` trọng lượng vật nặng $(N)$

                  `d_2:` độ dài cánh tay đòn từ vật nặng đến điểm tựa $(m)$

Giải thích các bước giải:

 Tác dụng của đòn bẩy là làm giảm lực kéo hay lực đẩy của vật, giúp ta di chuyển vật dễ dàng hơn.

Đòn bẩy là dụng cụ gồm có 3 bộ phận:

+ Điểm tựa O+

Điểm đặt của lực F1 - O1

+Điểm đặt của lực F2 - O2

Điều kiện để đòn bẩy cân bằng là:

F1.L1 = F2.L2

Trong đó: L1 là OO1; L2 là OO2

** So sánh khoảng cách OO2 và OO1.

-Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 : lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. Đòn bẩy cho lợi về lực.

-Khi OO2 = OO1 thì lực nâng vật bằng trọng lượng của vật.

- Khi OO2 < OO1 thì F2 > F1 : đòn bẩy cho lợi về đường đi. Lực nâng vật lớn hơn trọng lượng của vật.

Lưu ý: Khi OO1 không đổi, muốn giảm F2 thì phải tăng OO2.

Khi OO2 không đổi, OO1 càng lớn thì F2 càng lớn.

Khi bỏ qua khối lượng của đòn bẩy thì nếu OO2 nhỏ hơn OO1 bao nhiêu lần thì F2 cũng nhỏ hơn F1 bấy nhiêu lần.

(Công thức của bạn là F1.d1 = F2.d2 - chỉ là cách gọi hay quy ước nên chắc ko sao nhỉ?)

Chúc bạn học tốt.