Tại sao có tính truyền miêng , dị bản ?

2 câu trả lời

* Dị bản là "bản được truyền lại của một tác phẩm văn học, có những chỗ khác với bản được phổ biến rộng rãi từ trước" (Tự điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - Hoàng Phê chủ biên - trang 247)

* VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được tập thể nhân dân lao động sáng tác và được truyền miệng từ người này sang người khác, từ vùng (miền) này sang vùng (miền) khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác... Nên, trong quá trình lưu truyền đó, nhiều tác giả dân gian đã góp phần sửa đổi lại hình thức, kết cấu của tác phẩm cho phù hợp với đặc điểm, đặc trưng của vùng miền hoặc phù hợp với quan niệm, lối sống của địa phương mình... Vì vậy, ta thấy VHDG thường có nhiều dị bản

* Ví dụ :

1/- Với đặc trưng của vùng đồng bằng Nam bộ là có nhiều sông ngòi , kênh rạch chằng chịt, nên câu ca dao :

"Sông dài cá lội biệt tăm

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ"

rất phù hợp với địa thế miền sông nước. Trong quá trình lưu truyền, ra đến miền Trung, với địa thế núi non trải dài và giao thông đi lại phải dùng sức ngựa, nên câu ca dao đó được đổi lại thành :

"Đường dài ngựa chạy biệt tăm

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ "...

Đó chính là dị bản

Ta thường bắt gặp tính dị bản này phổ biến nhiều nhất là ở ca dao và truyện cổ tích :

2/- Chàng ơi phụ thiếp làm chi

Thiếp như cơm nguội để khi đói lòng

---> Chàng ơi phụ thiếp làm chi

Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng

3/- Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

----> Vỏ tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

.......

4/- Ở truyện cổ tích "Tấm Cám", có 1 dị bản khác, những câu nói của chim Vàng Anh, có phần không giống với nguyên bản của Nguyễn Đổng Chi trong SGK Ngữ Văn 10 - Tập 1 :

- Khi thấy Cám giặt áo cho Vua, chim bảo : "Quành quạch quành quạch... Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch. Giặt mà không sạch tao vạch mặt ra" ...

- Đến khi Cám mang áo ra phơi, chim lại nói : "Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào. Chớ phơi bờ rào tao cào mặt ra"...

- Phần kết thúc tác phẩm, sau khi Cám tắm nước sôi để được "trắng da dài tóc" giống Tấm, Tấm đã cho mang Cám ra làm mắm gởi về cho dì ghẻ. Mỗi bữa cơm, mụ ta đều lấy mắm ra ăn và tấm tắc khen ngon. Mỗi khi thấy mụ ăn, có con quạ luôn đậu trước hàng rào và nói : "Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng"... Mụ lấy đá ném quạ... Khi ăn đến hết chĩnh mắm, nhìn thấy dưới đấy chĩnh là đầu lâu con mình , mụ tức quá lăn đùng ra chết ...

Văn học dân gian ra đời khi chưa có chữ viết nên phương thức lưu truyền chủ yếu là truyền miệng, chính vì vậy VHDG có tính truyền miệng.

Chính vì truyền miệng, không có ghi chép bằng văn tự nên các bản truyền miệng có đôi chỗ khác nhau. Đây chính là nguyên nhân tạo ra tính dị bản của VHDG.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm