2 câu trả lời
Khi một người không hấp thụ được sữa, chúng ta gọi đó là hiện tượng không dung nạp lactose. Tình trạng này có vẻ bất thường – vì hầu hết mọi người đều hấp thụ tốt với các sản phẩm như sữa, pho mát và kem, và không dung nạp lactose là một cái gì đó cần phải xem xét. Nhưng thực tế, trên thế giới có khá nhiều người gặp hiện tượng đầy hơi, đau quặn bụng hay khó tiêu hóa sau khi ăn các sản phẩm sữa. Đó là những người có hệ tiêu hóa xem sữa là một loại thực phẩm lạ.
Lactose là đường chính trong tất cả các loại sữa của động vật có vú, và mọi người sinh ra đều có loại gen giúp mã hóa lactase, một loại enzyme xử lý lactose. Khi chúng ta còn bé, tất cả chúng ta đều khả năng tiêu hóa sữa. Ruột non sản xuất lactase giúp phân hủy lactose thành glucose và galactose, để dễ dàng hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, không rõ lý do gì, gen xử lý lactase thường biến mất dần vào khoảng thời gian chúng ta cai sữa mẹ. Hầu hết mọi người không sản sinh ra lactase nữa hoặc chỉ rất ít từ lúc 5 tuổi trở đi. Trong trường hợp không có lactase, lactose không tiêu hóa được và chỉ đọng lại ở đại tràng và lên men, gây ra tất cả các loại tác dụng phụ khó chịu.
Tuy vậy, một số người có sự đột biến gen, vì thế các gen lactase trong cơ thể họ vẫn tiếp tục hoạt động. Đôi khi gen này chỉ tiếp tục thêm một vài năm nữa, đôi khi suốt đời. 90% người Mỹ có gen lactase chức năng, vì thế, ở Mỹ sẽ là bất bình thường khi ai đó không dung nạp đường lactose. Nhưng trên toàn thế giới, có đến hơn 60% dân số mất khả năng xử lý lactose.
Theo nghiên cứu, một số dân ở những khu vực nhất định có khả năng tiêu hóa lactose tốt hơn. Chẳng hạn tại Mỹ, những người gốc da trắng thường có khả năng tiêu hóa các sản phẩm từ sữa tốt hơn – và người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và người Mỹ bản địa lại không. Người Bắc Âu, đặc biệt là Scandinavi, có xu hướng duy trì được gen lactase. Trong khi đó, người Tây Ban Nha và Pháp tỷ lệ có khả năng hấp thu sữa là 50-50. Tuy nhiên, với người châu Á, có đến 99% không dung nạp lactose, vì thế các thực phẩm ở châu Á thường không có sữa.
Các nhà khoa học cũng không chắc chắn vì sao một số người lại mất đi gen lactase, nhưng họ phát hiện ra sự đột biến gen xuất hiện từ khoảng cách đây 7.500 năm trong nhóm dân cư sống theo trang trại ở Trung Âu. Sự đột biến gen này cũng xuất hiện ở nhóm người tại Đông Phi vào khoảng thời gian đó. Đây cũng là nơi sản xuất sữa nhiều. Về lý thuyết, sự đột biến gen rất hiếm xảy ra, nhưng nó đã trở thành lợi ích tại những cộng đồng dân cư có chế độ ăn nhiều sữa này, và đã lan tỏa nhanh chóng.
Dung nạp được lactose không phải là điều cần thiết để sống còn trên thế giới hiện đại này, nhưng nó sẽ khiến cuộc sống dễ chịu hơn nhiều. Vì thế, nếu bạn có thể thưởng thức các sản phẩm như kem, sữa mà không gặp khó chịu gì, hãy nhớ rằng bạn là một trong những người may mắn.
Đáp án:
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe và thể chất của con người. Tuy nhiên, có những trường hợp không thể uống được sữa do có thể bị nôn mửa, nổi mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa… nếu như vậy có thể bạn đã thuộc vào một nhóm thiểu số những người không dung nạp được sữa do không dung nạp đường lactoza hoặc dị ứng sữa.
1. Không dung nạp đường lactoza
Có 3 dạng đường được dùng trong dinh dưỡng và thực phẩm gồm: Ðường đơn giản, đường đôi (gồm 2 gốc đường đơn giản kết hợp với nhau) và đường đa (gồm nhiều đường đơn kết hợp lại). Cơ thể chúng ta chỉ hấp thu được các loại đường đơn. Trường hợp các loại đường đôi hoặc đa, khi ăn vào, cơ thể phải có một quá trình tách chúng ra thành các loại đường đơn thì cơ thể mới hấp thụ được.
Đường trong các đồ ngọt mà chúng ta hay ăn, uống như bánh, kẹo, nước ngọt… đó chính là đường kính, hay là đường saccaroza, được tinh chế từ đường mía hay củ cải đường. Saccaroza là loại đường đôi, khi được men tiêu hóa thủy phân sẽ cho 2 đường đơn là glucoza và fructoza. Cơ thể chúng ta chỉ hấp thu được các đường đơn giản này.
Tuy nhiên, độ ngọt tự nhiên trong sữa không phải là đường saccaroza, mà là đường lactoza (còn gọi là đường sữa vì chỉ có trong sữa). Ðây cũng là đường đôi, khi thủy phân sẽ cho 2 gốc đường đơn là glucoza và galactoza. Tuy nhiên, có một số người không tiêu hóa được đường lactoza.
Những người không tiêu hóa được lactoza vì cơ thể thiếu một loại men (enzym) có tên là lactaza để thủy ngân lactoza thành 2 đường đơn giản, giúp ruột dễ tiêu hóa hấp thu. Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy tình trạng không dung nạp được đường lactoza phân bố khá rộng trên thế giới với nhiều chủng loại dân cư. Những nơi có tập quán chăn nuôi và uống sữa từ lâu đời thì cơ thể dung nạp tốt đường lactoza và tỉ lệ người không dung nạp ở đây ít.
2. Dị ứng sữa
Dị ứng sữa là một vấn đề hay gặp nhất của tình trạng rắc rối tiêu hóa với sữa. Vấn đề này có liên quan tới protein trong sữa bò. Sữa bò có nhiều thành phần protein khác nhau như beta lactoglobulin, alpha lactoalbumin, cazein (alpha, beta, gamma...). Trong số đó beta lactoglobulin có tính kháng nguyên mạnh mẽ nên dễ gây dị ứng hơn cả.
Cũng như nhiều dị ứng thực phẩm khác, dị ứng sữa gây ra bởi sự cố hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn một số protein trong sữa là có hại, nên chúng kích hoạt việc sản xuất các chống lại các protein này.
Dị ứng với sữa bò xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em với các triệu chứng: Choáng phản vệ, cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, cơn hen phế quản, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa, co thắt môn vị, viêm đại tràng, hội chứng dạ dày - ruột), nổi mề đay…
Giải thích các bước giải: