Tại sao càng lặn xuống sâu dưới nước ta càng thấy khó thở?
2 câu trả lời
$Đáp$ $án$
$Tại$ $sao$ $càng$ $lặn$ $xuống$ $sâu$ $dưới$ $nước$ $ta$ $càng$ $thấy$ $khó$ $thở$ $?$
-> Nếu như ở trên cạn, ta chỉ chịu áp lực của không khí (khoảng 1 atm) thì khi xuống nước ta phải chịu thêm áp lực của cả nước (cứ 10 mét nước là thêm 1 atm) lẫn không khí.
p=p0+d.h
Trong đó:
- p0 là áp suất khí quyển.
- d là trọng lượng riêng của chất lưu.
- h là độ sâu của mực nước.
->Như vậy, càng xuống sâu thì áp lực của nước tác dụng lên cơ thể càng lớn và những bộ phận rỗng mà lại chứa hơi như hai lá phổi của chúng ta sẽ đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi áp suất này. Khi áp suất càng tăng thì thể tích các phần khí bên trong cơ thể như phổi giảm đi, điều đó làm cho chúng ta cảm thấy khó thở khi lặn sâu dưới nước.
->Để khắc phục điều này, ngoài việc có bình dưỡng khí để cung cấp oxi cho việc hô hấp, thợ lặn còn phải được “rèn luyện” thường xuyên trong buồng áp suất. Tại đó, máy bơm sẽ điều chỉnh áp suất không khí tăng dần để cơ thể của người thợ lặn làm quen với áp suất nước. Đây là một bài tập thường xuyên và bắt buộc của những người thợ lặn khi dấn thân vào nghề này.
->Ngoài ra, không khí mà người thợ lặn dùng để thở dưới nước cũng là một loại oxi hết sức đặc biệt gọi là không khí nén. Thợ lặn xuống càng sâu thì áp suất của không khí phải tương đương với áp suất của môi trường. Lúc này, trong thành phần không khí thở tồn tại một chất đặc biệt là khí Nitơ.
#$Bear$
$cho$ $mik$ $xin$ $hay$ $nhất$ $ạ$
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
`→`Vì khi lặn xuống dưới nước, cơ thể ta chịu áp suất của nước . Càng xuống sâu, áp suất này càng lớn và ép vào cơ thể ta.
`⇒ `Khó thở