2 câu trả lời
cách hiểu “hàm răng, mái tóc góp phần tạo nên vẻ đẹp của con người” khiến người ta nghĩ phiến diện câu tục ngữ chỉ nói đến vẻ đẹp hình thức. Trong lời hiệu triệu tướng sĩ đánh quân thanh, Quang Trung từng viết: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”. Câu nói trên không chỉ khẳng định độc lập, chủ quyền mà còn thể hiện nét truyền thống, văn hóa ngàn đời của dân tộc. Người Việt xưa thường để răng đen, tóc dài, nam thì búi tóc lên. Cho nên nói “Cái răng, cái tóc là gốc con người” ý chỉ tính nguồn cội văn hóa, bản sắc của người Việt, ý nghĩa này sâu xa hơn câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”.
Cái răng cái tóc là góc con người” nêu lên hai nét đẹp của con nguời. “Góc con người” là cái sắc sảo, duyên dáng, mặn mà, tươi đẹp của con người, nhất là con gái con trai. Ngày xưa, răng đen hạt na, tóc đen bóng, dày là đẹp. Ngày nay, răng đều, trắng bóng thì mới xinh. Nhất là thiếu nữ. Để tóc dài, cắt tóc ngắn, uốn tóc… đều phải theo nước da và khuôn mặt, dáng vẻ mỗi người. Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình. Có hàm răng đẹp, mái tóc đẹp là “của Trời cho”.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm