Tại Đền Hùng, để giỗ tổ, người ta tổ chức lễ hội vua Hùng kéo dài trong 4 ngày của tháng ba, từ ngày 8 đến ngày 11, trong đó, ngày mùng 10 chính là ngày lễ quan trọng nhất. Cũng giống như hầu hết các lễ hội khác của các tỉnh miền Bắc, lễ hội vua Hùng cũng được chia làm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần tế lễ là phần quan trọng nhất và được tổ chức theo hình thức quốc lễ. Lễ vật dùng để tế lễ là “lễ tam sinh”, nghĩa là 1 lợn, 1 dê và 1 bò. Bên cạnh đó còn có các loại bánh truyền thống, thường xuất hiện trong ngày Tết cổ truyền là bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu. Các nhạc khí được sử dụng trong tế lễ là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng được gióng lên thì các vị có chức sắc sẽ bước vào tế lễ dưới sự chủ trì của chủ lễ. Tiếp theo đó là đến lượt các vị bô lão lâu năm, có uy tín ở các làng xã sở tại quanh đền bắt đầu đi vào tế lễ. Sau nghi thức tế lễ long trọng là đến phần hội với các cuộc thi sôi nổi, được chú ý nhất là cuộc thi kiệu. Nhờ sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà càng khiến cho bầu không khí của lễ hội Hùng Vương trở nên sôi động, náo nhiệt hơn. Để tham gia cuộc thi thì trước khi lễ hội diễn ra vài ngày, các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước để chuẩn bị. Cỗ kiệu được giải nhất năm nay sẽ được thay mặt cho các cỗ kiệu tham gia vào lễ rước đền Thượng vào năm sau. Vì thế, có thể nói đây là một vinh dự vô cùng to lớn bởi họ tin rằng như vậy là cả làng đã được các vua Hùng phù hộ để cả năm may mắn, an khang. Thế nên, làng nào cũng mong rằng cỗ kiệu của mình sẽ giành được chiến thắng. Tuy nhiên, để có được cỗ kiệu đẹp không phải là điều dễ dàng, có làng phải chuẩn bị tới vài tháng trời để làm ra một cỗ kiệu tham dự vào phần hội này (...). Trong ngày lễ Đền Hùng Phú Thọ có một nghi lễ gọi là hát thờ hay hát Xoan. Đây là hình thức không thể thiếu trong ngày lễ vua Hùng. Theo dân gian kể lại rằng ngày xưa điệu hát này được gọi là hát Xuân và đã có từ thời các vua Hùng. Sau đó, điệu hát này dần được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ngoài ra, ở đền Hạ còn tổ chức hát ca trù – một thể loại hát thờ được hát trước các cửa đình và do phường hát Do Nghĩa biểu diễn. Bên cạnh đó, tại sân đền Hạ còn tổ chức trò đu tiên – một trò chơi dân gian không thể thiếu trong các lễ hội miền Bắc. Xung quanh khu vực núi Hùng, các trò chơi dân gian khác cũng thu hút rất nhiều người tham gia như: ném côn, đấu vật, chịu gà, đánh cờ,…Tại đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các nhóm trai gái tụm năm tụm ba cùng nhau ca những điệu ví dặm hay hát đối đáp giao duyên. Vào buổi tối là lúc các sân khấu hát tuồng, hát chèo hoạt động ở các bãi rộng trước cửa đền Hạ, đền Giếng. Câu 7. Dòng nào nêu không đúng lí do làng nào cũng mong cỗ kiệu của mình giành được chiến thắng? A. Do cỗ kiệu được giải nhất năm nay sẽ được thay mặt cho các cỗ kiệu tham gia vào lễ rước đền Thượng vào năm sau B. Do tiền thưởng rất nhiều C. Do họ cảm thấy một vinh dự vô cùng to lớn D. Do họ tin rằng họ tin rằng như vậy là cả làng đã được các vua Hùng phù hộ để cả năm may mắn, an khang Câu 8. Các hình thức ca hát nào được tổ chức trong lễ hội đền Hùng? Hãy tích X vào các đáp án em cho là đúng: A. Hát xoan B. Hát ca trù C. Hát chèo D. Hát tuồng E. Hát cải lương

2 câu trả lời

` # Chớp# ` 

Câu `7 : -> B` 

`=>` Vì qua chi tiết : " Vì thế, có thể nói đây là một vinh dự vô cùng to lớn bởi họ tin rằng như vậy là cả làng đã được các vua Hùng phù hộ để cả năm may mắn, an khang.

`=>` Qua chi tiết " Cỗ kiệu được giải nhất năm nay sẽ được thay mặt cho các cỗ kiệu tham gia vào lễ rước đền Thượng vào năm sau "

Cau `8 : -> A, B, C,D` 

`=> A : ` Qua chi tiết : " Trong ngày lễ Đền Hùng Phú Thọ có một nghi lễ gọi là hát thờ hay hát Xoan."

`=> B : ` Qua chi tiết : " Ngoài ra, ở đền Hạ còn tổ chức hát ca trù – một thể loại hát thờ được hát trước các cửa đình và do phường hát Do Nghĩa biểu diễn "

`=> C, D : ` Qua chi tiết : "  Vào buổi tối là lúc các sân khấu hát tuồng, hát chèo hoạt động ở các bãi rộng trước cửa đền Hạ, đền Giếng "

Tại Đền Hùng, để giỗ tổ, người ta tổ chức lễ hội vua Hùng kéo dài trong 4 ngày của tháng ba, từ ngày 8 đến ngày 11, trong đó, ngày mùng 10 chính là ngày lễ quan trọng nhất. Cũng giống như hầu hết các lễ hội khác của các tỉnh miền Bắc, lễ hội vua Hùng cũng được chia làm 2 phần là phần lễ và phần hội.
      Phần tế lễ là phần quan trọng nhất và được tổ chức theo hình thức quốc lễ. Lễ vật dùng để tế lễ là “lễ tam sinh”, nghĩa là 1 lợn, 1 dê và 1 bò. Bên cạnh đó còn có các loại bánh truyền thống, thường xuất hiện trong ngày Tết cổ truyền là bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu. Các nhạc khí được sử dụng trong tế lễ là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng được gióng lên thì các vị có chức sắc sẽ bước vào tế lễ dưới sự chủ trì của chủ lễ. Tiếp theo đó là đến lượt các vị bô lão lâu năm, có uy tín ở các làng xã sở tại quanh đền bắt đầu đi vào tế lễ.
      Sau nghi thức tế lễ long trọng là đến phần hội với các cuộc thi sôi nổi, được chú ý nhất là cuộc thi kiệu. Nhờ sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà càng khiến cho bầu không khí của lễ hội Hùng Vương trở nên sôi động, náo nhiệt hơn. Để tham gia cuộc thi thì trước khi lễ hội diễn ra vài ngày, các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước để chuẩn bị.
      Cỗ kiệu được giải nhất năm nay sẽ được thay mặt cho các cỗ kiệu tham gia vào lễ rước đền Thượng vào năm sau. Vì thế, có thể nói đây là một vinh dự vô cùng to lớn bởi họ tin rằng như vậy là cả làng đã được các vua Hùng phù hộ để cả năm may mắn, an khang. Thế nên, làng nào cũng mong rằng cỗ kiệu của mình sẽ giành được chiến thắng. Tuy nhiên, để có được cỗ kiệu đẹp không phải là điều dễ dàng, có làng phải chuẩn bị tới vài tháng trời để làm ra một cỗ kiệu tham dự vào phần hội này (...).
      Trong ngày lễ Đền Hùng Phú Thọ có một nghi lễ gọi là hát thờ hay hát Xoan. Đây là hình thức không thể thiếu trong ngày lễ vua Hùng. Theo dân gian kể lại rằng ngày xưa điệu hát này được gọi là hát Xuân và đã có từ thời các vua Hùng. Sau đó, điệu hát này dần được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. 
      Ngoài ra, ở đền Hạ còn tổ chức hát ca trù – một thể loại hát thờ được hát trước các cửa đình và do phường hát Do Nghĩa biểu diễn. Bên cạnh đó, tại sân đền Hạ còn tổ chức trò đu tiên – một trò chơi dân gian không thể thiếu trong các lễ hội miền Bắc. Xung quanh khu vực núi Hùng, các trò chơi dân gian khác cũng thu hút rất nhiều người tham gia như: ném côn, đấu vật, chịu gà, đánh cờ,…Tại đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các nhóm trai gái tụm năm tụm ba cùng nhau ca những điệu ví dặm hay hát đối đáp giao duyên. Vào buổi tối là lúc các sân khấu hát tuồng, hát chèo hoạt động ở các bãi rộng trước cửa đền Hạ, đền Giếng.

Câu 7. Dòng nào nêu không đúng lí do làng nào cũng mong cỗ kiệu của mình giành được chiến thắng?

A. Do cỗ kiệu được giải nhất năm nay sẽ được thay mặt cho các cỗ kiệu tham gia vào lễ rước đền Thượng vào năm sau

B. Do tiền thưởng rất nhiều

C. Do họ cảm thấy một vinh dự vô cùng to lớn

D. Do họ tin rằng họ tin rằng như vậy là cả làng đã được các vua Hùng phù hộ để cả năm may mắn, an khang

Câu 8. Các hình thức ca hát nào được tổ chức trong lễ hội đền Hùng? Hãy tích X vào các đáp án em cho là đúng:

A. Hát xoan

B. Hát ca trù

C. Hát chèo

D. Hát tuồng

E. Hát cải lương

cho mình xin ctrlhn nếu đúng ạ