Tác động của VĂN HỌC: (trả lời các câu hỏi bên trên cô hướng dẫn như: @Bùi thành đạt làm nhé -Văn học ở thế kỉ XVIII –XX đã làm thay đổi cuộc sống của con người như thế nào? -Trong văn học, con người đã phát minh ra những thành tựu gì? Thành tựu ấy có tác động tích cực, tiêu cực như thế nào đối với cuộc sống của con người (tùy vào từng phát minh để phân tích, suy luận, so sánh với trước đây khi chưa phát minh ra). Ví dụ: Trong văn học có những lĩnh vực gì rồi nêu lên ví dụ của lĩnh vực (tầm khoảng 2vd hoặc có thể tìm thêm) và tìm mặt trái của nó ra sao?....
1 câu trả lời
Trước khi bàn về tác dụng chiều sâu của văn học trong xây dựng nhân cách văn hoá, tôi muốn nêu mấy suy nghĩ về vị thế của văn học đương cố cơ bị nghiêng ngả và có chiều sút kém trong đời sống văn hoá hiện đại. Văn học trước hết là sách, là hình ảnh ngôn từ, là ngôn từ mực đen trên giấy trắng. Mấy thập kỉ nay, văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu, càng tăng sức áp đảo: đó là truyền hình. Ở những nước công nghiệp phát triển, những người viết sách (trong đó có nhà văn) tỏ ra bi quan trước sự "bành trướng" của truyền hình.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà văn Julien Green nhân dịp ông thượng thọ 98 tuổi, trước câu hỏi: "Liệu có còn những cuốn sách để truyền đạt thông điệp cuối cùng của nhà văn tới những thế hệ mai sau", đại thụ của văn học châu Âu đã ngao ngán trả lời:
"Sách có tồn tại nữa không trong ba, bốn chục năm nữa? Những cuốn sách sẽ nói gì ? Nhưng trong những thư viện sẽ còn lại những vết tích của thời đại chúng ta và một ngày nào đó tất cả sẽ lại xuất hiện, cũng như mỗi mùa xuân những gì tưởng như chết rồi lại tái sinh...".
Một cách nhìn quá bi quan về vị thế của sách, của văn học trong cuộc sống hiện đại, hi vọng ở tương lai có nhưng xem ra hết sức mong manh.
Dẫu sao, vị thế của văn học thời buổi này không được như trước nữa, Trong Lịch sử văn học phương Tây (Britannica CD 95), kết thúc chương viết về thế kỉ XX, có một nhận định đáng suy nghĩ: "... trong một số nước phát triển công nghệ cao như Mỹ, từ được in ra dường như... mất đi vị trí trung tâm của nó, vị trí ấy đã bị chuyển dịch trong tâm trí đại chúng bởi một nền văn hoá nghe nhìn…”
Phương tiện của truyền hình (và cả video nữa) là hình ảnh nghe nhìn ưu thế của hình ảnh nghe nhìn là hấp dẫn và dễ tiếp nhận, không đòi hỏi nỗ lực tích cực: của trí tuệ để tiếp nhận. Buồn ngủ rũ ra vẫn có thể ngồi xem "ti vi". Đọc sách thì rất khác. Phải có nỗ lực của trí tuệ - nhiều khi phải đọc đi đọc lại, phải ngẫm nghĩ - thì như tiếp thu được. ấn tượng của hình ảnh ngôn từ bền và sâu hơn ấn tượng của hình ảnh nghe nhìn vì nó kích thích và đòi hỏi sự nỗ lực tích cực của trí tuệ. Cách đây không lâu, tôi xem trên truyền hình bộ phim Tây Sương kí lúc xem thấy vui vui, có những đoạn lý thú nhưng xem xong hầu như không nhớ gì, đến nay thì quên sạch. Nhưng câu Kiều: "Mái tây để lạnh hương nguyền/Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng" tôi học từ thời trung học, đến nay qua nửa thế kỷ vẫn nhớ, vẫn ngân nga, xao xuyến, đậm đà ý vị, đọ với bộ phim truyền hình, cán cân nghiêng hẳn về câu thơ này. Những năm gần đây truyền hình chiếu nhiều bộ phim hay. Thời gian trước, trong năm năm may ra được xem mươi bộ phim hay. Ngày nay, trong một tháng, khán giả truyền hình đã được xem một số lượng phim hay nhiều hơn. Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim, nhưng điểm lại thì chẳng nhớ được bao nhiêu. Có thể hình ảnh nghe nhìn đâu đó phát huy năng lực trực giác và để lại những dấu vết trong vô thức. Nhưng trí tuệ về cơ bản phải được rèn luyện và phát triển bằng đọc sách. Không phải hình ảnh nghe nhìn mà chữ và ngôn từ mới tạo ra cái cốt vững chãi cho trí tuệ. Vả chăng, nói như Maiakovsky, trong tim, trong óc của con người, có những chỗ bất cập đối với hình ảnh nghe nhìn, chỉ có thơ (tức là ngôn từ cao cấp) mới len vào được, chỉ có thể len được vào bằng thơ.