“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo. … Trong xã hội hiện đại với nền kinh tế tri thức, việc đối xử với người tài thế nào là một trong những vấn đề cần được lưu tâm. Nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng đã hiểu ra điều này và có những điều kiện rất hấp dẫn chiêu mộ người tài. Tiếc rằng, ở một số nơi, khi đã mời được họ về tỉnh làm việc, cấp nhà cửa cho họ, trả lương cao cho họ… nhưng nhiều người tài mới về tỉnh được vài tháng đã muốn bỏ nhà mới để ra đi. Bởi vì, cái lớn nhất mà những người tài cần là được làm việc theo đúng sở trường của mình, theo đúng môi trường của mình, thì không có”. (Trích Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.” Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu trả lời của con người “Ta cần được lao động trong sáng tạo”. Câu 4: Theo tác giả, tại sao người tài được trả lương cao, cấp nhà cửa mà chỉ vài tháng làm việc là họ muốn bỏ nhà mới để ra đi? Em có đồng tình với quan điểm ấy không? Tại sao?

2 câu trả lời

1, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2. Biện pháp điệp ngữ. Những cấu trúc giống nhau được điệp lại và đem đến tác dụng là nhấn mạnh vào thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: con người sinh ra là để lao động, cống hiến trong sáng tạo, nếu không sẽ héo dần, héo mòn, chết dần chết mòn

Biện pháp nhân hóa qua câu trả lời của chim, sông và tàu. Tác dụng: làm sinh động hóa thông điệp mà tác giả muốn truyền tải

3,

Câu nói đã khẳng định việc con người sinh ra là để lao động và cống hiến trong sáng tạo. chỉ có bằng lao động và không ngừng tiến đến những thứ hiện đại thì con người mới có thể khắng định sự tồn tại của mình, nếu không sự tồn tại sẽ chẳng có ý nghĩa gì hết

4, Theo tác giả, nguyên nhân là vì những người tài giỏi đó chưa được làm việc đúng với khả năng và sở trưởng của mình nên họ nhanh nản, nhanh chán mà bỏ đi.

Em đồng tình với quan điểm trên. Bởi vì dù cho người tài được đãi ngộ bằng những chính sách vô cùng tốt nhưng thứ mà giữ chân họ chính là việc họ được làm công việc mà bản thân yêu thích, được xông pha với những lý tưởng cống hiến của cuộc đời mình.

C1: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2 – Ở đoạn văn thứ nhất, tác giả đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật nổi bật: nhân hoá (sự vật loài vật trả lời con người) và điệp cấu trúc (hỏi đáp)

– Vai trò nhân hoá: thấy được vai trò, sứ mệnh của mỗi sự vật; giúp người đọc hiểu rõ về những khát khao, đam mê của con người; tạo nên sự sinh động và hấp dẫn cho lời văn.

– Vai trò của điệp cấu trúc: tạo nên sự trùng điệp cho đoạn văn và hiện được những trăn trở, suy nghĩ của tác giả về khát vọng của mỗi người trong cuộc sống.

Câu 3

– Lao động là một yêu cầu cần thiết cho cuộc sống con người, là đặc điểm để phân biệt giữa con người và động vật.

– Lao động sáng tạo góp phần tạo ra những thành quả cho tương lai. Lao động sáng tạo đem đến những kết quả bất ngờ cống hiến cho nhân loại.

– Chỉ có trong lao động sáng tạo con người mới vượt ra khỏi giới hạn của bản thân cũng như khẳng định được giới hạn của bản thân trong cuộc sống

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

5 lượt xem
1 đáp án
3 giờ trước