Suy nghĩ của anh chị về câu :" Đừng làm những gì bạn mơ ước, hãy làm những gì bạn có thể " GIÚP MÌNH GẤP VỚI

2 câu trả lời

Cuộc sống với biết bao bộn bề và toan tính thường ngày đôi khi đã vô tình cuốn ta vào guồng quay bất tận của đời sống hiện đại. Đôi khi ta có cảm giác mình trơ trọi giữa con phố đông người, có cảm giác mình mệt mỏi và cả thất bại sau những giờ học hành và làm việc căng thẳng…, có cảm giác muốn được quay về một thời tuổi thơ với cánh diều của uớo mơ và hi vọng – nơi ấy ta mặc sức vùng vẫy trong thế giới bay bổng diệu kì của ước mơ. Đó cũng là khi ta đột ngột trở lại với thực tại, với đời sống thường trục của ta. Bất giác khi ấy, ta lại nhớ đến một lời khuyên đã từng nghe nhung chẳng hiểu sao lại quên bẵng đi: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể.”

Có lẽ bất kì ai trong chúng ta cũng đã từng sống trong những giấc mơ, ấp ủ những hi vọng cho bản thân. Con người không xa lạ với ước muốn. Đó là những giấc mơ tuyệt đẹp và có thể đã theo ta từ những ngày còn thơ bé. Ai sinh ra mà lại không có khát khao, ước mơ cháy bỏng? Thế nhưng, đôi khi điều mà ta “có thể” làm được lại đối lập với ước mơ. Những điều “có thể” ấy là những gì trong khả năng của ta, không xa rời tầm với như những giấc mơ có khi là viễn vông. Con người ta ai cũng tồn tại trong bản thân mình phần “ước muốn” và phần “có thể”. Không ai dạy ta chỉ được quyền sống với “ước muốn” hay chỉ được sống với điều “có thể”. Và câu ngạn ngữ nhắc nhở ta hãy sống và làm theo những gì bản thân có thể làm được, trong tầm giới hạn của ta.

Vâng, những giấc mơ luôn tồn tại trong miền kí ức của ta. Thế nhưng, những giấc mơ ấy đôi khi là quá xa vời, là mỏng manh, dễ vỡ như những quả cầu pha lê cất giữ trong tủ kính mà ta chỉ có thể ngắm chứ không thể sờ đến nó. Vậy thì khi ấy, ta đừng mải miết ngắm nhìn thứ không thể thuộc về mình, ta hãy tìm đến những hạt pha lê có thể bé bỏng hơn nhưng chúng luôn ngự trị trong lòng bàn tay ta – đó là điều ta “có thể” làm được.

Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh cho ta thấy điều đó. Tôi nhớ đến một câu chuyện trong quyển sách có nhan đề “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” – câu chuyện về một cậu bé bị liệt bẩm sinh. Thế nhưng, trái tim bé bỏng của cậu bao giờ cũng hướng về nơi các vận động viên điền kinh đang chạy, đôi mắt cậu bao giờ cũng rực sáng khi hướng ánh nhìn về sân vận động. Tôi biết cậu mong muốn được trở thành một vận động viên điền kinh đến nhường nào! Nhưng hơn ai hét, cậu hiểu rằng với đôi chân tật nguyền của mình, cậu không bao giờ làm được điều đó. Và có lẽ chúng ta sẽ vô cùng bất ngờ khi biết kết thúc của câu chuyện về nghị lục phi thường ấy. Mười năm sau, cậu bé không còn chỉ ngồi trên khán đài nữa, cậu đã đặt được đôi chân xuống nhà thi đấu – với tư cách một huấn luyện viên điền kinh…

Trong mỗi chúng ta, hẳn ai cũng đã từng mơ ước được bay vào vũ trụ, được đặt chân lên các vì sao, được trở thành những chính khách nổi tiếng hay những vĩ nhân như Mozart, Bethoven… Và nếu biết rằng những giấc mơ ấy chỉ hiện hữu trong trái tim ta, thì tại sao ta lại không cố gắng thực hiện thật tốt điều ta có thể làm được? Đôi khi ta lớn lên, ta sẽ cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé với thế giới nhưng hãy biết rằng việc mà ta đang – làm – được, dẫu chỉ là một người lao động bình thường cũng sẽ lớn lao như những giấc mơ của ta vậy! Có thể ta sẽ không trở thành chính trị gia, nhà du hành vũ trụ hay nhạc sĩ tài ba, nhưng ta có thể tự hào rằng: ta là chính ta, với những gì mà ta hoàn toàn có thể làm tốt!

Thế nhưng, nếu con người mà chỉ sống với nhũng gì mình có thể làm được, nếu con người hoàn toàn không có ước mơ thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và vô vị biết dường nào! Đôi khi, giấc mơ có thể chỉ là giấc mơ, thế nheng chính giấc mơ ấy đã tiếp cho ta niềm tin, nghị lực vào cuộc sống. Đúng, ta nên sống theo điều ta có thể nhưng bên cạnh đó, hscy gieo trồng trong vườn cây trái tâm hồn ta những hạt mầm của ước mơ.

Cuộc sống quả là một mảng ghép hình đầy màu sắc sống động! Ở đó có mảng màu mà ta tô vẽ được, có mảng màu ta chỉ có thể đặt nó trong tưởng tượng xa xôi của ta. Và dù đó có là gì chăng nữa, ta hãy nhớ rằng ta nên sống theo điều ta có thể, và ta cũng nên để điều có thể ấy song song với con đường của những ước mơ. Bởi hơn ai hết, ta hiểu rằng bản thân ta có thể làm được việc gì, và ước mơ trong ta có ý nghĩa gì?

Lại một ngày trở về với biết bao bộn bề lo toan, với những nhộn nhịp và toan tính thường ngày, ta lại bị cuốn vào guồng quay bất tận của đời sống hiện đại. Thế nhưng, khi bản thân ta đã nhận thức được chân lí của cuộc sống, với con đường song song của điều ta “có thể” và điều ta “ước muốn”, có lẽ ta sẽ bớt đi những giây phút thấy mình trơ trọi giữa phố, thấy mình mệt mỏi hay vênh váo tự đắc thấy mình đứng trên mọi người. Bởi lẽ khi ấy, ta mới là chính ta, sống theo chân lí đúng đắn của ta. Và khi ấy, ta mới có thể thấm thía ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải muốn được làm “Một mùa xuân nho nhỏ /Lặng lẽ dâng cho đời”…

Cuộc sống với biết bao bộn bề và toan tính thường ngày đôi khi đã vô tình cuốn ta vào guồng quay bất tận của đời sống hiện đại. Đôi khi ta có cảm giác mình trơ trọi giữa con phố đông người, có cảm giác mình mệt mỏi và cả thất bại sau những giờ học hành và làm việc căng thẳng…, có cảm giác muốn được quay về một thời tuổi thơ với cánh diều của uớo mơ và hi vọng – nơi ấy ta mặc sức vùng vẫy trong thế giới bay bổng diệu kì của ước mơ. Đó cũng là khi ta đột ngột trở lại với thực tại, với đời sống thường trục của ta. Bất giác khi ấy, ta lại nhớ đến một lời khuyên đã từng nghe nhung chẳng hiểu sao lại quên bẵng đi: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể.”

Có lẽ bất kì ai trong chúng ta cũng đã từng sống trong những giấc mơ, ấp ủ những hi vọng cho bản thân. Con người không xa lạ với ước muốn. Đó là những giấc mơ tuyệt đẹp và có thể đã theo ta từ những ngày còn thơ bé. Ai sinh ra mà lại không có khát khao, ước mơ cháy bỏng? Thế nhưng, đôi khi điều mà ta “có thể” làm được lại đối lập với ước mơ. Những điều “có thể” ấy là những gì trong khả năng của ta, không xa rời tầm với như những giấc mơ có khi là viễn vông. Con người ta ai cũng tồn tại trong bản thân mình phần “ước muốn” và phần “có thể”. Không ai dạy ta chỉ được quyền sống với “ước muốn” hay chỉ được sống với điều “có thể”. Và câu ngạn ngữ nhắc nhở ta hãy sống và làm theo những gì bản thân có thể làm được, trong tầm giới hạn của ta.

Vâng, những giấc mơ luôn tồn tại trong miền kí ức của ta. Thế nhưng, những giấc mơ ấy đôi khi là quá xa vời, là mỏng manh, dễ vỡ như những quả cầu pha lê cất giữ trong tủ kính mà ta chỉ có thể ngắm chứ không thể sờ đến nó. Vậy thì khi ấy, ta đừng mải miết ngắm nhìn thứ không thể thuộc về mình, ta hãy tìm đến những hạt pha lê có thể bé bỏng hơn nhưng chúng luôn ngự trị trong lòng bàn tay ta – đó là điều ta “có thể” làm được.

Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh cho ta thấy điều đó. Tôi nhớ đến một câu chuyện trong quyển sách có nhan đề “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” – câu chuyện về một cậu bé bị liệt bẩm sinh. Thế nhưng, trái tim bé bỏng của cậu bao giờ cũng hướng về nơi các vận động viên điền kinh đang chạy, đôi mắt cậu bao giờ cũng rực sáng khi hướng ánh nhìn về sân vận động. Tôi biết cậu mong muốn được trở thành một vận động viên điền kinh đến nhường nào! Nhưng hơn ai hét, cậu hiểu rằng với đôi chân tật nguyền của mình, cậu không bao giờ làm được điều đó. Và có lẽ chúng ta sẽ vô cùng bất ngờ khi biết kết thúc của câu chuyện về nghị lục phi thường ấy. Mười năm sau, cậu bé không còn chỉ ngồi trên khán đài nữa, cậu đã đặt được đôi chân xuống nhà thi đấu – với tư cách một huấn luyện viên điền kinh…

Trong mỗi chúng ta, hẳn ai cũng đã từng mơ ước được bay vào vũ trụ, được đặt chân lên các vì sao, được trở thành những chính khách nổi tiếng hay những vĩ nhân như Mozart, Bethoven… Và nếu biết rằng những giấc mơ ấy chỉ hiện hữu trong trái tim ta, thì tại sao ta lại không cố gắng thực hiện thật tốt điều ta có thể làm được? Đôi khi ta lớn lên, ta sẽ cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé với thế giới nhưng hãy biết rằng việc mà ta đang – làm – được, dẫu chỉ là một người lao động bình thường cũng sẽ lớn lao như những giấc mơ của ta vậy! Có thể ta sẽ không trở thành chính trị gia, nhà du hành vũ trụ hay nhạc sĩ tài ba, nhưng ta có thể tự hào rằng: ta là chính ta, với những gì mà ta hoàn toàn có thể làm tốt!

Thế nhưng, nếu con người mà chỉ sống với nhũng gì mình có thể làm được, nếu con người hoàn toàn không có ước mơ thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và vô vị biết dường nào! Đôi khi, giấc mơ có thể chỉ là giấc mơ, thế nheng chính giấc mơ ấy đã tiếp cho ta niềm tin, nghị lực vào cuộc sống. Đúng, ta nên sống theo điều ta có thể nhưng bên cạnh đó, hscy gieo trồng trong vườn cây trái tâm hồn ta những hạt mầm của ước mơ.

Cuộc sống quả là một mảng ghép hình đầy màu sắc sống động! Ở đó có mảng màu mà ta tô vẽ được, có mảng màu ta chỉ có thể đặt nó trong tưởng tượng xa xôi của ta. Và dù đó có là gì chăng nữa, ta hãy nhớ rằng ta nên sống theo điều ta có thể, và ta cũng nên để điều có thể ấy song song với con đường của những ước mơ. Bởi hơn ai hết, ta hiểu rằng bản thân ta có thể làm được việc gì, và ước mơ trong ta có ý nghĩa gì?

Lại một ngày trở về với biết bao bộn bề lo toan, với những nhộn nhịp và toan tính thường ngày, ta lại bị cuốn vào guồng quay bất tận của đời sống hiện đại. Thế nhưng, khi bản thân ta đã nhận thức được chân lí của cuộc sống, với con đường song song của điều ta “có thể” và điều ta “ước muốn”, có lẽ ta sẽ bớt đi những giây phút thấy mình trơ trọi giữa phố, thấy mình mệt mỏi hay vênh váo tự đắc thấy mình đứng trên mọi người. Bởi lẽ khi ấy, ta mới là chính ta, sống theo chân lí đúng đắn của ta. Và khi ấy, ta mới có thể thấm thía ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải muốn được làm “Một mùa xuân nho nhỏ /Lặng lẽ dâng cho đời”…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm