Sự tích các loài hoa Ngày xưa, cây cối đều chưa có hoa, Trời sai thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho mọi loài cây. Vẽ xong, thần muốn tặng hương cho chúng nhưng không đủ hương cho tất cả, thần quyết định sẽ tặng cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. Thần hỏi Hoa Hồng: – Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì ? – Cháu sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho tất cả. Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu. Gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, Thần lại hỏi : – Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì ? Râm Bụt loe cái miệng trả lời : – Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình. Nghe vậy, Thần buồn rầu bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa Ngọc Lan, thần lại hỏi : – Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì ? Ngọc lan ngập ngừng thưa : – Xin cảm ơn Thần. Cháu rất thích…Nhưng cháu không muốn nhận ạ. Thần ngạc nhiên hỏi: – Hoa nào cũng muốn được ban tặng. Còn ngươi sao lại từ chối ? – Vì cháu muốn thần ban cho Hoa Cỏ. Bạn ấy khổ lắm… Nói đến đấy, Ngọc Lan òa khóc. Thấy thế, thần vô cùng cảm động. Thần bèn ban tặng Ngọc Lan phần hương nhiều hơn các loài hoa khác. Chính nhờ tấm lòng thơm thảo, Ngọc Lan có hương thơm hơn mọi loài hoa. (Theo WWW. Vietmafiaword. com) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi: Câu 1. Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng phần hương thơm nhiều hơn cho loài hoa : A. Hoa Hồng B. Hoa Ngọc Lan C. Hoa Cỏ D. Râm Bụt Câu 2. Để biết Hoa Hồng có tấm lòng thơm thảo Thần Sắc đẹp dựa vào : A. Vẻ xinh đẹp bên ngoài của Hoa Hồng. B. Màu đỏ rực rỡ của Hoa Hồng. C. Câu trả lời: “Cháu sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho tất cả.” D. Câu trả lời của Hoa Hồng “chia cho chị Gió một phần”. Câu 3. Hoa Ngọc Lan có làn hương hơn hẳn những loài hoa khác là nhờ : A. Hoa Ngọc Lan có tấm lòng thơm thảo nhất. B. Hoa Ngọc Lan nhỏ bé và rất dễ thương. C. Thần đã đến giờ phải trở về Trời. D. Thần chỉ còn lại một làn hương hơn hẳn các loài hoa khác. Câu 4. Hoa Râm Bụt không được thần ban tặng hương thơm là vì : Ghi câu trả lời của em: ............................................................................................................................ Câu 5. Những tiếng có trong các câu: “Xin cảm ơn Thần. Cháu rất thích…Nhưng cháu không muốn nhận ạ.” chỉ có vần và thanh là : A. Ơn, ạ B. Ơn, cháu, ạ C. Xin, cảm, ơn. D. Ơn, không, ạ. Câu 6. Trong các từ sau từ ghép có nghĩa tổng hợp là : A. Xe đạp B. Tàu hỏa C. Hoa mai D. Đồ chơi Câu 7. Câu “Gặp hoa Ngọc Lan, thần lại hỏi :” có mấy động từ ? A. Không có động từ nào B. Có 1 động từ: gặp C. Có 2 động từ: gặp, hỏi D. Có 3 động từ: gặp, lại, hỏi Câu 8. Em hãy tìm và viết lại hai câu hỏi có trong bài. .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 9. Câu hỏi được dùng làm. A. Để hỏi B. Để yêu cầu C. Để đề nghị D. Để sai khiến Câu 10. Câu “Thần lại hỏi : – Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì ?” Dấu hai chấm có tác dụng : A. Dùng để liêt kê B. Dùng để dẫn lời nói C. Dùng để hỏi D. Dùng để giải thích

2 câu trả lời

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi:

Câu 1. Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng phần hương thơm nhiều hơn cho loài hoa :

A. Hoa Hồng

B. Hoa Ngọc Lan

C. Hoa Cỏ

D. Râm Bụt

Câu 2. Để biết Hoa Hồng có tấm lòng thơm thảo Thần Sắc đẹp dựa vào :

A. Vẻ xinh đẹp bên ngoài của Hoa Hồng.

B. Màu đỏ rực rỡ của Hoa Hồng.

C. Câu trả lời: “Cháu sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho tất cả.”

D. Câu trả lời của Hoa Hồng “chia cho chị Gió một phần”.

Câu 4. Hoa Râm Bụt không được thần ban tặng hương thơm là vì :

Ghi câu trả lời của em:Vì hoa Râm Bụt nói vậy có nghĩa là sau khi có hương thơm nhiều hơn các loài hoa khác hoa Râm Bụt sẽ đi khoe khoang và làm như vậy sẽ khiến các loài hoa khác thấy mình không được tôn trọng.

Câu 5. Những tiếng có trong các câu: “Xin cảm ơn Thần. Cháu rất thích…Nhưng cháu không muốn nhận ạ.” chỉ có vần và thanh là :

A. Ơn, ạ

B. Ơn, cháu, ạ

C. Xin, cảm, ơn.

D. Ơn, không, ạ.

Câu 6. Trong các từ sau từ ghép có nghĩa tổng hợp là :

A. Xe đạp

B. Tàu hỏa

C. Hoa mai

D. Đồ chơi
Câu 7. Câu “Gặp hoa Ngọc Lan, thần lại hỏi :” có mấy động từ ?

A. Không có động từ nào

B. Có 1 động từ: gặp

C. Có 2 động từ: gặp, hỏi

D. Có 3 động từ: gặp, lại, hỏi

Câu 8. Em hãy tìm và viết lại hai câu hỏi có trong bài.

⇒1.Nếu có hương thơm,ngươi sẽ làm gì?

2.Hoa nào cũng muốn được ban tặng.Còn ngươi sai lại từ chối?

Câu 9. Câu hỏi được dùng làm.

A. Để hỏi

B. Để yêu cầu

C. Để đề nghị

D. Để sai khiến

Câu 10. Câu “Thần lại hỏi :

            –Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì ?”

Dấu hai chấm có tác dụng :

A. Dùng để liêt kê

B. Dùng để dẫn lời nói

C. Dùng để hỏi

D. Dùng để giải thích

$#anhvu19120122#$

#hoidap247

Câu 1 . Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng phần hương thơm nhiều hơn cho loài hoa :

`⇒` B . Hoa Ngọc Lan

`⇒` Dẫn chứng trong đoạn : Thần bèn ban tặng Ngọc Lan phần hương nhiều hơn các loài hoa khác.

Câu 2. Để biết Hoa Hồng có tấm lòng thơm thảo Thần Sắc đẹp dựa vào :

`⇒` C . Câu trả lời : “Cháu sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho tất cả.”

`⇒` Vì thần mang Hoa Hồng có tấm lòng thơm thảo để hoa hồng nhờ chị gió mang tặng tất cả

Câu 3 . Hoa Ngọc Lan có làn hương hơn hẳn những loài hoa khác là nhờ :

`⇒`  A . Hoa Ngọc Lan có tấm lòng thơm thảo nhất .

`⇒` Hoa Ngọc Lan có làn hương hơn hẳn những loài hoa khác là nhờ cô có có tấm lòng thơm thảo nhất

Câu 4. Hoa Râm Bụt không được thần ban tặng hương thơm là vì

`⇒` Vì hoa Râm bụt muốn  ai cũng phải nể mình .

Câu 5. Những tiếng có trong các câu: “Xin cảm ơn Thần. Cháu rất thích…Nhưng cháu không muốn nhận ạ.” chỉ có vần và thanh là :

`⇒` D. Ơn, không, ạ.

Câu 6. Trong các từ sau từ ghép có nghĩa tổng hợp là :

`⇒` A . Xe đạp

Câu  7. Câu “Gặp hoa Ngọc Lan, thần lại hỏi :” có mấy động từ ?

`⇒` D . Có 3 động từ : gặp , lại , hỏi .

Câu 8. Em hãy tìm và viết lại hai câu hỏi có trong bài.

- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì ?

- Còn ngươi sao lại từ chối ?

Câu 9. Câu hỏi được dùng làm.

`⇒` A . Để hỏi 

Câu 10 . Câu “Thần lại hỏi : – Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì ?”

`⇒`  B. Dùng để dẫn lời nói