sự thay đổi khí hậu có ảnh hưởng gì đến sản xuất của con người và ngành du lịch
2 câu trả lời
Việt Nam đang chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu, nhiều điểm du lịch có nguy cơ biến mất do mưa lũ và thời tiết cực đoan. Trong diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-26) đầu năm 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà thực sự đã hiện hữu. Du lịch là một trong những ngành dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu bởi hầu hết hoạt động khai thác du lịch của Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu tố nền tảng cho phát triển du lịch.
Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km, mang lại thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng. Ước tính nếu nước biển dâng một mét thì 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số sẽ bị tác động và không ít bãi biển đẹp của Việt Nam sẽ biến mất.
Ngoài ra, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên du lịch đặc biệt cho du lịch. Các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm.
Ví dụ điển hình về tác động của biến đổi khí hậu là khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động bởi xói lở do nước biển dâng. Khu du lịch Ana Mandara (Huế) đang chịu tác động mạnh từ nước biển dâng. Phố cổ Hội An đứng trước nguy cơ bị sạt lở và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Tình trạng sạt lở, mặn xâm nhập ngày càng phức tạp và ảnh hưởng trên diện rộng. Trong vài năm trở lại đây, mùa nước nổi đặc trưng của du lịch miền Tây cũng không còn theo chu kỳ.
Không chỉ ảnh hưởng đến du lịch biển, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến du lịch miền núi. Nhiều thác nước nổi tiếng của khu vực Tây Nguyên liên tục bị khô hạn, cạn nước do thay đổi của thời tiết.
Các di sản văn hoá vật chất và phi vật thể cũng bị ảnh hưởng như: Quần thể di tích kiến trúc Huế, phố cổ Hội An, nhà vườn Huế, hệ thống đền - tháp Chăm ở miền Trung. Những di sản này hàng năm phải đón nhận các trận mưa, bão gây ngập lụt. Nhiều công trình kiến trúc bị mối mọt, nấm mốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích kiến trúc, di tích khảo cổ sẽ bị xuống cấp và hư hỏng do hiện tượng thời tiết cực đoan.
Thực tế, du lịch là ngành bị tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu trên nhiều phương diện, từ tài nguyên thiên nhiên, đến di sản văn hoá, hạ tầng và cả môi trường du lịch.
Biến đổi khí hậu là vấn đề chung của toàn cầu
Biến đổi khí hậu không phải vấn đề của riêng Việt Nam mà ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Nhiều điểm đến, công trình kiến trúc nổi tiếng có nguy cơ biến mất do nước biển dâng, trái đất nóng lên.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, những hòn đảo tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu. Các đảo quốc như Maldives hay Tuvalu sẽ không thể ở được vào năm 2050, đảo Kiribati được dự báo sẽ hoàn toàn biến mất dưới mực nước biển vào năm 2100.
Nghiên cứu từ Viện Địa lý và Khoa học núi lửa quốc gia Italy dự báo mực nước biển tại đây sẽ tăng khoảng 1,5 m vào cuối thế kỷ 21. Với mực nước biển dâng lên nhanh chóng, Venice bị lụt trung bình 100 lần mỗi năm và có nguy cơ chìm hoàn toàn vào thế kỷ tới.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu cùng với những tác động của nó đối với môi trường tự nhiên và con người đã được đề cập khá nhiều. Thực tế, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động ngày càng rõ rệt, làm thay đổi hình thái thời tiết trên toàn thế giới. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã làm gia tăng lượng khí thải nhà kính vào bầu khí quyển. Hệ quả là khí hậu bị biến đổi, nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên, nước biển dâng, kéo theo các sự kiện thời tiết cực đoan. Các nhà khoa học cũng phỏng đoán rằng nhiệt độ trên trái đất sẽ tăng thêm 30C đến 40C trong bốn mươi năm nữa. Những thay đổi ấy dẫn đến các hiện tượng bất thường của thời tiết xuất hiện khắp nơi trên thế giới: bão, lũ cường độ lớn, kéo dài và không theo quy luật; hạn hán xuất hiện liên tục gây thiếu nước trầm trọng; nóng bất thường vào mùa hạ và rét đậm vào mùa đông; động đất, sóng thần...