Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất được thể hiện như thế nào ?

2 câu trả lời

a) Phân bố theo vĩ độ địa lí

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).

+ Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn.

- Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.

b)Phân bố theo lục địa và đại dương

- Đặc điểm:

   + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

   + Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

   + Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.

- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau và càng xa đại dương tính chất lục địa càng tăng dần.

c) Phân bố theo địa hình

- Đặc điểm:

   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C.

   + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.

- Nguyên nhân: Góc nhập xa khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…

* Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về phía 2 cực, biên độ nhiệt năm tăng từ phía xích đạo về 2 cực.

* Nhiệt độ không khí phân bố theo lục địa và đại dương:

- Biên độ nhiệt thay đổi theo vị trí gần hoặc xa đại dương, càng gần về phía đại dương biên độ nhiệt càng giảm và ngược lại.

- Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ở lục địa, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

- Theo hướng phơi của sườn núi: sườn núi đón ánh nắng có nền nhiệt cao hơn so với sườn núi cùng chiều ánh nắng.