Sự khác nhau về lực lượng giữa ta và pháp sau chiến dịch việt bắc thu đông 1947
1 câu trả lời
Lực lượng Pháp tham gia tiến công trên 15 nghìn quân, gồm:
- Năm trung đoàn bộ binh: Trung đoàn Maroc số 6 (6eRTM), trung đoàn bộ binh thuộc địa Maroc (RICM), trung đoàn bộ binh thuộc địa số 4 (4e - RIC), trung đoàn bộ binh Lê dương số 3 (3e REI) và một trung đoàn do Coste (Cô-xtơ) chỉ huy.
- Ba tiểu đoàn dù, hai tiểu đoàn pháo binh, hai tiểu đoàn công binh, ba đại đội cơ giới,
- Hai phi đội với 40 máy bay, ba thủy đội xung kích với 40 tàu, xuồng.
Về phía Việt Minh, lực lượng quân đội trên toàn quốc có 105.990 người (Bắc Bộ có 45.802 người); biên chế thành 20 trung đoàn, có hai trung đoàn 147 và 165 của Bộ và nhiều tiểu đoàn độc lập của khu và của Bộ. Trang bị của các đơn vị đều thiếu thốn và không thống nhất, có gì dùng nấy. Một tiểu đoàn thường chỉ được trang bị tương đương với 1 đại đội của Pháp, với 2 đại liên, 1-2 súng cối 60mm, tám trung liên, 140 đến 160 súng trường đủ các kiểu (Nhật, Nga, Pháp); hơn một nửa quân số phải dùng các vũ khí thô sơ như súng kíp tự chế và cả gươm giáo, cung tên... Chỉ có một số tiểu đoàn của Bộ là có pháo 20mm, trọng liên 13,2 mm, 12,7 mm và súng cối 81mm. Vũ khí chống tăng thì rất thô sơ (chỉ có duy nhất 2 thứ đó là lựu đạn và bom ba càng), xe cơ giới và phi cơ thì không hề có.
Bộ đội và cán bộ chỉ huy các cấp chưa được huấn luyện thành thục về kỹ thuật, chiến thuật. Trình độ và khả năng chiến đấu giữa các đơn vị không đồng đều. Trừ Trung đoàn Thủ đô và Trung đoàn Lạng Sơn đã được thử thách qua chiến đấu, phần lớn các đơn vị còn lại chưa hề qua chiến đấu, trình độ kỹ chiến thuật của bộ đội, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ, tình hình trang bị không cho phép tiến hành những trận đánh lớn. Các binh chủng pháo binh, công binh chưa được tổ chức thành đơn vị. Phương tiện thông tin liên lạc và vận tải thiếu nhiều, chủ yếu là liên lạc chạy bộ. Chỉ có Bộ, Khu và trung đoàn là có vô tuyến điện, từ tiểu đoàn trở xuống liên lạc bằng chạy chân và tín hiệu thủ công. Cung cấp, tiếp tế hậu cần rất khó khăn, chủ yếu dựa vào chính quyền và nhân dân địa phương. Điểm mạnh duy nhất là tinh thần chiến đấu, khả năng chịu đựng gian khổ hy sinh của bộ đội và sự hỗ trợ, đùm bọc của nhân dân địa phương.
Riêng trên địa bàn chiến dịch, Việt Minh có 7 trung đoàn bộ binh, tổng cộng 18 tiểu đoàn chủ lực (trong đó có hai tiểu đoàn của Bộ), 30 đại đội độc lập, 4.228 dân quân du kích tập trung; ngoài ra còn có lực lượng tự vệ của các thị xã, thị trấn, công xưởng trên toàn Quân khu Việt Bắc. Pháo binh chỉ có tất cả là bốn khẩu (ba khẩu sơn pháo 75mm, một khẩu 70mm).Hệ thống Phòng không có hai pháo 20mm, hai khẩu 13,2 mm và sáu khẩu 12,7 mm.
Chiến dịch do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Sở chỉ huy cơ bản ở Yên Thông; đến chiều 20 tháng 10 năm 1947, chuyển sang Tràng Xá (Thái Nguyên). Giai đoạn 2 chuyển về vùng Lục Rã, Quảng Nạp.