" sông mã xa rồi tây tiến ơi ! Đoạn thơ trên thể hiện Tâm trạng gì của tác giả?

1 câu trả lời

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Lời thơ văng lên bằng âm điệu trìu mến, da diết, cháy bỏng, tưởng không thể kìm nén nổi như tiếng gọi đối với người tình nhân trong xa cách:

Em buồn em nhớ chao em nhớ

Em gọi thầm anh suốt cả ngày

                                                             (Xuân Diệu)

Sau tiếng gọi tha thiết, kỉ niệm sống dậy, tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ nỗi niềm bâng khuâng, nhớ tiếc: nhớ tiếc những ngày tháng hành quân cùng đoàn quân Tây Tiến giữa vùng núi Tây Bắc kì vĩ. Nhớ tiếc quá khứ chia xa giờ đây chỉ còn trong hoài niệm.

-Câu thơ thứ hai có điệp từ “nhớ” như để tô đậm, khắc sau, gia tăng sắc thái, ý nghĩa cho nhau. Chữ “nhớ” thứ nhất là hướng về đối tượng Tây Tiến, chữ “nhớ” thứ hai chỉ tình cảm nhớ của nỗi lòng. Trước Quang Dũng có nhiều người viết hay, viết nhiều về nỗi nhớ như bổi hổi, bồi hồi trong ca dao, nhớ tha thiết mọi thứ như Xuân Diệu:

Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

Anh nhớ em. Anh nhớ lắm, em ơi!

Nhưng có lẽ trạng thái chơi vơi thì hình như là sáng tạo táo bạo, độc đáo ở riêng Quang Dũng. Với từ “chơi vơi”, một từ láy vừa gợi cảm, vừa gợi hình, nỗi nhớ bỗng có hình dáng chông chênh, bồng bềnh bay bổng trong không gian bao la, trong thời gian xa thẳm, bâng khuâng, lửng lơ mà lưu luyến mà đầy ắp nhớ thương, gợi cho người đọc một ấn tượng rất thú vị.

-Hai câu thơ đầu được kết bằng âm “ơi” là âm mở khiến cho lời thơ như lan tỏa mênh mang, như tiếng gọi thiết tha, như chiều sâu nỗi nhớ da diết pha lẫn tiếc nuối.

- Từ nỗi nhớ chơi vơi, mạch cảm xúc của bài thơ nhưu tuôn chảy dưới ngòi bút Quang Dũng, tái hiện sinh động khung cảnh núi rừng miền Tây hiểm trở, dữ dội hoang sơ mà giàu chất thơ và con đường hành quân gian khổ của người lính:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Những địa danh Sài Khao, Mường Lát… đi vào trong lời thơ gợi cái hoang vu, xa lại. Giữa thiên nhiên ấy, người lính Tây Tiến hiện lên. Sương như lấp cả Sài Khao hay lấp đoàn quân mỏi đang đi? Câu thơ trên đọng lại ở chữ “mỏi” như hơi thở nặng nhọc của con người thì câu thơ dưới, cảm giác mệt mỏi đươc xóa đi bởi những hình ảnh lung linh, đẹp như trong cõi mộng “hoa về trong đêm hơi”.

-“Hoa về trong đêm hơi” là hình ảnh sáng tạo, một hình ảnh thơ mang đậm tâm hồn thi nhân. Nó xuất phát từ hiện thực cuộc sống là đoàn người đi phải đốt đuốc trong đêm Tây Bắc mịt mù sương núi. Nhưng với con mắt lãng mạn, tinh tế, bằng hàng loạt thanh bằng, Quang Dũng đã nâng thực tế đó lên thành hình ảnh diễn tả trạng thái lâng lâng như sương, như hương, như hoa, như hồn người. Câu thơ cho thấy hồn thơ tài hoa, lãng mạn của người nghệ sĩ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm