soạn văn ông lão đánh cá và con cá vàng các bạn viết ra vở nha mik cần gấp

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy lần ông lão ra biển gọi con cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.

Lời giải :

- Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng.

     + Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển

     + Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển

     + Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển

     + Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.

     + Lần 5: Ông lại đi ra biển

- Việc kể lại những lần ông, lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Biện pháp này có mấy tác dụng sau:

+  Tạo nên tình huống, gây hồi hộp cho người nghe.

+  Sự lặp lại ở đây không phải là sự lặp lại nguyên xi mà có những chi tiết thay đổi, tăng tiến (cảnh biển thay đổi, lòng tham của mụ vợ tăng lên). Vì vậy, mỗi lần truyện lặp lại là mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện. Đây là sự lặp lại tăng tiến.

+  Qua những lần lặp lại, tính cách các nhân vật (ông lão, mụ vợ, cá vàng) và chủ đề của truyện được tô đậm dần.

câu 2 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào?

Lời giải :

Trong truyện, ông lão nầm lần ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:

-   Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.

-   Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng.

-   Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

-   Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.

-  Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

⟹ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi đến tột cùng?

Lời giải chi tiết:

*   Lòng tham không đáy và sự bội bạc của mụ vợ ngày càng quá quắt:

-   Lần 1: đòi máng lợn mới ⟹ đòi hỏi vật chất.

-   Lần 2: đòi một cái nhà rộng ⟹ đòi hỏi vật chất (tăng lên).

-  Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân ⟹ đòi hỏi của cải và danh vọng

-  Lần 4: muốn làm nữ hoàng ⟹ đòi hỏi của cải, danh vọng và quyền lực.

-  Lần 5: muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ ⟹ đòi hỏi một địa vị đầy quyền uy nhưng không có thật và một quyền phép vô hạn.

Lòng tham của mụ vợ cứ tăng mãi không có điểm dừng. Mụ muốn có tất cả mọi thứ: của cải, danh vọng, quyền phép vô hạn.

*  Đốì với chồng, thái độ bội bạc của mụ ngày càng tăng lên:

-  Mụ mắng chồng là đồ ngốc (đòi máng lớn)

-  Mụ quát to hơn: đồ ngu (đòi nhà)

-   Mụ mắng như tát nước vào mặt: "Đồ ngu, ngốc sao ngốc thể (đòi làm nhất phẩm phu nhân).

-   Mụ giận dữ, nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: "mày dám cãi... ” (đòi làm nữ hoàng).

-   Mụ lại nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến (đòi làm Long Vương) 

=> Những chi tiết ấy chứng tỏ: lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng nhỏ lại, rồi tiêu biến. Sự bội bạc của mụ đến đây đã đi tới tột cùng, người và trời đều không dung tha.

câu 4 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.

Lời giải :

- Kết thúc truyện, vợ chồng ông lão trở về cảnh sống như xưa.

- Ý nghĩa: Với ông lão kết thúc như thế, ông lão không mất gì cả mà chỉ như vừa qua một cơn ác mộng. Còn đối với mụ vợ thì đó là một sự trừng trị thích đáng. Câu chuyện nói về đạo lý ác giả ác báo của con người.

câu 5 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.

Lời giải :

*   Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội. Cả hai tội đều nặng, nhưng có lẽ, tội bội bạc là tội lớn hơn.

*  Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng:

-   Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng củạ nhân dân đôì với những người nhân hậu đã cứu giúp cõi người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện.

-   Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí khác của nhân dân: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.




Văn bản : Ông lão đánh cá và con cá vàng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Pu - Skin ( 1799 - 1837 ) nhà văn Nga

2. Tác phẩm

* Những sự việc chính

1. Ông lão đánh cá bắt dc con cá vàng rồi thả nó về biển

2. Sau khi nghe chuyện, mụ vợ mắng ông lão và đòi hỏi cái máng lợn mới

3. Lần thứ 2 : mụ vợ đòi căn nhà rộng

4. Lần thứ 3 : mụ vợ đòi làm nhất phẩm Phu Nhân

5. Lần thứ 4 : mụ vợ đòi làm nữ hoàng

6. Lần thứ 5 : mụ vợ đòi làm Long Vương

7. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam , bội bạc của mụ vợ

 * Bố cục : 3 phần

A) Mở truyện ( Từ đầu -> kéo sợi )

   Giới thiệu ông lão đánh cá và tình huống phát sinh truyện

B) Thân truyện ( tiếp theo -> trở về )

    Những đòi hỏi tham lam của mụ vợ

C) Kết truyện ( phần còn lại )

    Vợ trồng ông lão đánh cá trở về cuộc sống nghèo khổ khi xưa

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật mụ vợ

- Đòi hỏi của mụ vợ : Máng lợn mới -> Cái nhà rộng -> Nhất phẩm Phu Nhân -> Nữ Hoàng -> Long Vương

- Thái độ đối với chồng : Mắng đồ ngốc -> Quát đồ ngu -> Mắng như tát nước -> Nổi trận lôi đình -> Nổi cơn thịnh nộ.

⇒ Lòng tham của mụ vợ ngày càng lớn và sự bội bạc càng tăng.

2. Nhân vật ông lão đánh cá

- Bắt dc cá vàng rồi lại thả nó kèm lời chúc

⇒ Hiền lành, tốt bụng

- Với vợ : phục tùng yêu cầu, duy nhất 1 lần can ngăn.

⇒ Con người nhu nhược, can ngăn cái ác quá muộn

Bài học : Cần dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, ngợi ca tính nhân hậu

3. Ý nghĩa tượng trưng của biển cả và cá vàng

A) Biển cả

 Mụ vợ                                  ∧  Thái độ của biển cả 

 Đòi cái máng                       Biển gợi sóng êm

 Đòi ngôi nhà rộng               Biển xanh nổi sóng

 Lm nhất phẩm Phu Nhân      Biển xang nổi sóng dữ dội

Lm Nữ Hoàng                    Biển xanh nổi sóng mù mịt

lm Long Vương                  Biển xanh nổi sóng ầm ầm, một cơn giông tố kinh khủng kéo đến

B) Cá vàng

 - cá vàng tượng trưng cho lòng bt ơn, tấm lòng của nhân dân đối với những người nhân hậu, bt cứu giúp kẻ hoạn nạn.

- Ca vàng đại diện cho cái tốt, cái thiện, trừng trị kẻ ác.

III. Tổng kết

Nghệ thuật : Lặp lại, tăng tiến

Nội dung : Ca ngợi lòng bt ơn. Lên án và phê phán đức tính nhu nhược . Đưa ra bài học cho những kẻ tham lam.

#Nguyetnguyenhang