Soạn bài : Thạch Sanh Giúp với gấp lắm

2 câu trả lời

- Đoạn 1 (Từ đầu ... mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

- Đoạn 2 (tiếp ... bị bắt hạ ngục): những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

- Đoạn 3 (phần còn lại): phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.

Tóm tắt:

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống một mình dưới gốc đa. Lí Thông gặp Thạch Sanh, nghĩ lợi dụng sức khỏe của Thạch Sanh làm việc nên gạ kết nghĩa anh em.

Trong vùng có con chằn tinh hung dữ, làng phải cống nộp người cho chằn tinh ăn thịt. Năm ấy đến lượt Lí Thông, hắn nghĩ kế để Thạch Sanh thế mạng. Rồi Thạch Sanh giết chết chằn tinh. Lí Thông lừa và cướp công của Thạch Sanh.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi, Thạch Sanh bắn nó bị thương. Vua sai Lí Thông tìm công chúa, hứa gả con và truyền ngôi. Lí Thông lừa Thạch Sanh giúp rồi lại nhốt chàng dưới hang sâu. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, được vua tặng cây đàn thần.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh. Vua gọi Thạch Sanh lên kể rõ mọi việc, cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Chàng tha bổng nhưng trên đường về, hai mẹ con bị sét đánh chết, hóa kiếp bọ hung.

Vua gả công chúa cho Thạch Sanh, 18 nước chư hầu tức giận dẫn quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, quân 18 nước xin hàng. Chàng còn thiết đãi niêu cơm thần ăn mãi không hết, quân lính kính phục Thạch Sanh và rút quân về nước.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:

- Nguồn gốc thần tiên (con Ngọc Hoàng), người mẹ mang thai mấy năm.

- Được các thần truyền võ nghệ và phép thần.

--> nhân vật lí tưởng thêm kì lạ và đẹp đẽ, hé mở một nhân vật sẽ lập nên nhiều chiến công phi thường, mang tính thần linh nhưng vẫn rất gần gũi nhân dân.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách: bị lừa canh miếu và giết chằn tinh, cứu công chúa, diệt đại bàng, bị vu vạ nhốt trong ngục --> bộc lộ sự chất phác, thật thà, sự khoan dung, đặc biệt là lòng dũng cảm và tài năng.

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Sự đối lập Thạch Sanh và Lí Thông:

Phương diện đối lập Thạch Sanh Lí Thông

Tính cách vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm lừa lọc, xảo trá, vụ lợi

Hành động giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa lừa dối và cướp công của Thạch Sanh

Câu 4* (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa chi tiết thần kì:

- Tiếng đàn: giải oan, vạch mặt Lí Thông, khiến quân lính không còn muốn đánh nhau nữa --> tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh chính nghĩa.

- Niêu cơm: sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, chuộng hòa bình.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kết truyện thể hiện khát vọng cuộc sống công bằng cái thiện – cái ác, ước mơ người tài năng xứng đáng được những gì đáng có. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ như truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây bút thần, ...

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điều kì lạ và khác thường:

+ Bố mẹ già mới sinh ra Thạch Sanh

+ Chàng là con Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai

+ Mẹ Thạch Sanh mang thai trong nhiều năm

+ Thạch Sanh được thần tiên dạy cho võ nghệ và phép thần thông

-> Thần thánh hóa sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh nhằm khiến nhân vật trở nên đẹp đẽ kì lạ, báo trước những chiến công lớn được lập nên.

Trước khi kết hôn cùng công chúa, Thạch Sanh trải qua những thử thách:

+ Đi canh miếu và giết chằn tinh

+ Xuống hang giết đại bàng và cứu công chúa.

+ Bị bắt vào ngục do hồn chằn tinh và đại bàng báo thù

-> Trải qua biết bao thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, khoan dung.

Ý nghĩa chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện là tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh

- Chi tiết tiếng đàn:

+ Giúp Thạch Sanh được giải oan, vạch mặt được kẻ xấu là Lý Thông

+ Tiếng đàn là biểu trưng của công lý và công bằng xã hội

- Chi tiết niêu cơm:

+ Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh

+ Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta

Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện:

- Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt

- Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc

-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình

Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục, bởi vì:

- Chi tiết này là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện

- Thể hiện sự hóa giải những oan khuất mà Thạch Sanh phải chịu đựng

- Tố cáo bộ mặt tàn ác của Lý Thông

- Hình ảnh này cũng tượng trưng cho công lý, sự thật

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang.

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước:

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước.

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm:

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt.

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại!

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó.

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong.

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa?

Ngựa dừng lại ngạc nhiên:

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế!

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta?

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng…

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ.

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó.

- Ta phải ngồi vào chỗ đó.

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt.

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu:

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại!

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất.

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh!

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật.

Viết bài văn cảm nhân về chú rùa ....

Ai dúp với

8 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước