2 câu trả lời
Tham khảo bạn nhé:
Câu 1. Phân tích diễn biến truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn kể về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).
- Câu chuyện được diễn biến qua 2 chặng chính:
+ Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
- Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Cái yếm đỏ - mâu thuẫn quyền lợi vật chất.
Tấm chăm chỉ, còn Cám lười biếng, lừa chị để lấy giỏ tép về lĩnh dải yếm đỏ. Hành động của Cám chứng tỏ mâu thuẫn về quyền lợi vật chất giữa những người con trong gia đình – con của dì ghẻ luôn được chiều chuộng, thiên vị, được mẹ dành cho những của ngon, đồ tốt còn con riêng lại chịu cảnh làm lụng, vất vả nhưng không được hưởng quyền lợi.
+ Con bống- mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Là người bạn duy nhất chia sẻ buồn vui với Tấm trong gia đình, nhưng lại bị mẹ con Cám giết thịt. Họ không muốn cho Tấm có một người bạn nào, không cho cô được hưởng một chút hạnh phúc, thú vui tinh thần nào.
+ Đi xem hội – mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Nhà vua mở hội, đáng ra Tấm cũng được đi xem nhưng mụ dì ghẻ lại bày kế hành hạ, không cho Tấm đi. Những người dì ghẻ cay độc không bao giờ muốn cho con riêng của chồng được thảnh thơi, vui vẻ dù là một giây phút nhỏ nhoi.
+ Thử giày- mâu thuẫn cả về vật chất và tinh thần.
“Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”.
⟹ Câu nói cho thấy sự khinh bỉ của dì ghẻ, vừa coi thường nhân phẩm của Tấm vừa nhằm chê bai sự không xứng đáng của cô.
⟹ Tóm lại, chặng 1 phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày.
- Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
+ Cái hết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
⟹Tóm lại, chặng 2 phản ánh mâu thuẫn cao hơn, đó là về quyền lợi xã hội.
ð Nhìn chung, ở tác phẩm này mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.
Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Qúa trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
- Tấm có 4 lần biến hóa:
+ Lần 1: Chim Vàng Anh
Chim vàng anh là loài chim cao quý, có giọng hót hay có lẽ vậy mà Tấm đã hóa kiếp thành con chim để được quấn quýt bên vua. Cũng chính vàng anh đã hót mắng Cám để trút nỗi hận.
+ Lần 2: Hai cây xoan
Một lần nữa bị hãm hại, nhưng Tấm không từ bỏ, nàng hóa thân vào hai cây xoan xanh mát và lại chiều được ý vua.
+ Lần 3: Khung cửi
Lần biến hóa này là do Cám làm nên, chặt cây làm khung cửi nhưng Cám lại bị Tấm dọa cho một phen hú vía.
+ Lần 4: Qủa thị
Đây là lần hóa thân cuối cùng, mang lại cái kết có hậu cho cuộc đời Tấm. Đây cũng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Qủa thị rất gần gũi với mỗi người dân Việt, hơn thế nó mang trong mình hương thơm dịu ngọt, mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tấm bước ra từ quả thị như một lời tuyên bố về sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.
Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.
- Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
Câu 3: Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Xét về góc độ đạo đức:
Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại:
Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội)?
Các lực lượng đối lập trong truyện:
- Trong gia đình:
+ Dì ghẻ >< con chồng
+ Con chung >< con riêng
- Ngoài xã hội:
+ Người thiện >< kẻ ác
- Bản chất của mâu thuẫn và xung đột:
+ mâu thuẫn gia đình: nguyên nhân là do vấn đề thừa kế gia sản, những quyền lợi vật chất của các thành viên gia đình.
+ mâu thuẫn xã hội: thiện >< ác : nguyên nhân do xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định quyền lợi và địa vị mới.
1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám.
Trả lời:
* Diễn biến của mâu thuẫn dẫn đến xung đột:
- Xuất xứ xung đột: quan hệ dì ghẻ - con chồng: quan hệ giữa kẻ mồ côi với bà mẹ ghẻ và em cùng cha khác mẹ.
- Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.
a. Tấm và Cám cùng đi bắt tép. Tấm bị lừa trút hết giỏ tép. Đây là mâu thuẫn trực tiếp giữa Tấm và Cám, tuy đằng sau Cám là gì ghẻ, nhưng mâu thuẫn này mới chỉ phản ánh quan hệ trong gia đình.
b. Mẹ con Cám ăn thịt cá bống. Mâu thuẫn bị đẩy lên thành quan hệ giữa kẻ ác (mẹ con Cám) và người thiện (Tấm), tuy nhiên vẫn mói ở mức độ gia đình.
c. Mẹ con Cám ăn mặc đẹp để đi xem hội, nhưng dì ghẻ lại trộn thóc với gạo bắt tấm ở nhà nhặt kì hết mới được đi. Đây là mâu thuẫn bị đẩy đến mức cao hơn, giữa một bên là người hiền, bị áp bức, vói một bên là kẻ cường hào, độc ác, mâu thuẫn vẫn mới chỉ trong khuôn khổ gia đình.
- Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa thân trở đi trở lại của cô, xuất hiện những mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp (mâu thuẫn xã hội) nên tính quyết liệt của mâu thuẫn hiện rõ hơn.
d. Tấm trở thành vợ vua, về nhà giỗ bố, bị mẹ con Cám lừa chặt cây cau, giết chết rồi cho Cám vào cung thay chị. Đây là mâu thuẫn đã đẩy đến đỉnh cao thành quan hệ giữa hai bên thù địch: Một bên là những kẻ tham lam độc ác với một bên là người hiện thục, nết na. Hai bên thù địch đó không phải chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình mà được đẩy tói mức độ có ý nghĩa xã hội (vì Tấm không còn là người con trong gia đình đó nữa, mà đã trở thành vợ vua).
e. Tấm hóa thành chim Vàng anh, vạch mặt Cám. Chim được vua yêu. Mẹ con Cám lại làm thịt chim để ăn, đổ lông ra vườn. Xung đột tiếp tục leo thang: mẹ con Cám trở thành kẻ thù giết Tấm lần thứ hai.
g. Chỗ lông chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt và xinh đẹp. Nhà vua yêu thích cây xoan, mắc võng ra đấy ngủ, không hề để ý đến Cám. Mẹ con Cám lại lừa chặt cây xoan làm khung cửi. Hai mẹ con Cám trở thành kẻ thù giết Tấm lần thứ ba.
i. Khung cửi dệt vải lại kêu lên "kẽo cà kẽo kẹt... " để tố cáo Cám. Mẹ con Cám lại đem đốt khung và đổ tro thật xa. Xung đột cuối cùng: mẹ con Cám tận diệt đối với Tấm.
h. Từ nơi xa, Tấm hóa thành cây thị, hóa thân vào quả thị để trở lại làm người. Đây là tình tiết cuối cùng, nhờ có phép lạ. Tấm trở về trả thù mẹ con nhà Cám.
* Diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:
- Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.
- Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.
2. Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh: Tấm bị giết hoá thành chim vàng anh, vàng anh bị giết mọc lên cây xoan đào. Xoan đào bị chặt làm thành khung cửi. Khung cửi bị đốt mọc lên cây thị. Từ quả thị Tấm chui ra làm chuyện bất ngờ, trở lại làm người gặp lại nhà vua. Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.
- Những vật hoá thân cũng đều là những yếu tố kì ảo. Song nó khác hắn yếu tố kì ảo như ông Bụt ở phần đầu của truyện, ở phần đầu của Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần khóc, ở đây Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Tấm phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Cho nên vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt vối cái ác giành lại hạnh phúc.
- Mặt khác những vật hoá thân này có thể bị ảnh hưởng ở thuyết luân hồi của đạo Phật. Song đó chỉ là mượn cái vẻ bề ngoài của thuyết luân hồi để thể hiện mơ ước, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. Bởi theo thuyết luân hồi đạo Phật kiếp này chịu đau khổ vì tội lỗi tự kiếp trước, sau đó tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc. Cô Tấm chết đi sống lại không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn mà quyết giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đòi này. Đây là thể hiện lòng yêu đòi và bản chất duy vật của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.
3. Suy nghĩ vê hành động trả thù của Tấm đối với Cám
Trả lời:
Về hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ngườii cho rằng Tấm hành động như vậy là đúng, mẹ con Cám tội ác chất chồng, đáng bị trừng trị như vậy; có ý kiến lại cho rằng Tấm quá nhẫn tâm. HS có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình đối với hành động trả thù cuối truyện của Tấm. cần chú ý:
- Tấm là nhân vật của cổ tích: nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng; nhân vật thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật, mọi hành động của nhân vật chịu sự chi phôi ấy; nhân vật cổ tích không có tính cách, không có suy nghĩ để đắn đo, lựa chọn...
- Truyện Tấm Cám tập trung thể hiện đạo lí của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,... Mẹ con Cám ra tay giết hại Tấm hết lần này đến lượt khác, có thể nói tội ác trùng trùng, song chúng chỉ có một lần chết - cái chết ấy phải diễn ra như thế nào để tương xứng với những tội ác của chúng. Tấm chỉ là nhân vật thực hiện đạo lí đó của nhân dân mà thôi.
Câu 4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện?
Trả lời:
- Mâu thuẫn giữa Tấm vối mẹ con Cám trước hết là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng, một vấn đề của đạo đức xã hội thời phong kiến. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.
- Câu chuyện còn phản ánh sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả... Tấm là đại diện cho cái thiện, sự ngay luật và siêng năng cần cù. Mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, sự giả đối và lười biếng... Chính vì vậy mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng trở thành vấn đề xung đột giữa các thế hệ thiện và ác.
- Tấm và mẹ con Cám còn có mối quan hệ giữa người bị áp bức với kẻ áp bức. Cho nên, cuộc đấu tranh của những người nhỏ bé, bất hạnh như cô Tấm là cuộc đấu tranh cho công bằng chính nghĩa.