so sánh xã hội cổ đại và xã hội nguyên thủy
2 câu trả lời
Xã hội nguyên thủy.
- Thời kì xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua.
- Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.
- Đời sống con người không ngừng tiến bộ nhờ tinh thần lao động sáng tạo. Từ chỗ thiếu ăn tới dư dật, để dành.
Xã hội cổ đại.
thì chia ra làm 2 phần
p1 Phương Đông cổ đại.
p2 Phương Tây cổ đại.
a. Phương Đông cổ đại.
- Khoảng 6000 năm trước, người nông dân đã bắt đầu cày bừa trên ruộng ở vùng ven sông Nin và Lưỡng Hà.
- Điều kiện thiên nhiên thuận lợi: Đất ven sông phì nhiêu, rộng rãi có thể quần tụ đông người.
Nền kinh tế chủyếu là nông nghiệp, phát triển một số ngành thủ công (đúc đồng, làm gốm, dệt vải, làm giấy…), việc buôn bán trao đổi trong vùng và giữa các vùng cũng được tiến hành.
- Trong xã hội, tầng lớp nông dân công xã giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất.
Phương Tây cổ đại.
- Ở những vùng ven biển, đi lại khó khăn, đất trồng ít và cứng, đến khi có sắt (khoảng 1000 năm TCN) mới mở ra giai đoạn mới, phát triển với quy mô lớn hơn so với xã hội cổ đại phương Đông.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển… tiền tệ xuất hiện, thị quốc ra đời.
- Xã hội chiếm nô gồm chủ nô, nô lệ và bình dân.
1. Xã hội nguyên thủy.
- Thời kì xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua.
- Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.
- Đời sống con người không ngừng tiến bộ nhờ tinh thần lao động sáng tạo. Từ chỗ thiếu ăn tới dư dật, để dành. Sản xuất phát triển, con người chủ động với cuộc sống hơn, biết trồng trọt và chăn nuôi, dựng lều làm nhà để ở.
- Mọi người sống tập trung theo cộng đồng, công bằng và tự nguyện, chưa xuất hiện tư hữu và bóc lột. Tuy nhiên xã hội nguyên thủy còn ở trình độ thấp nên loài người phải vượt qua chặng đường dài để tới văn minh.
2. Xã hội cổ đại.
a. Phương Đông cổ đại.
- Khoảng 6000 năm trước, người nông dân đã bắt đầu cày bừa trên ruộng ở vùng ven sông Nin và Lưỡng Hà.
- Điều kiện thiên nhiên thuận lợi: Đất ven sông phì nhiêu, rộng rãi có thể quần tụ đông người.
- Dù trình độ kĩ thuật thấp vẫn tạo ra được sản phẩm thừa – điều kiện hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.
- Xã hội có giai cấp đầu tiên ra đời khoảng 3500 TCN ở sông Nin; tiếp đó ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ), Hoàng Hà (Trung Quốc), sông Hồng (Việt Nam) khoảng 2000 năm TCN là xã hội cổ đại phương Đông.
- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển một số ngành thủ công (đúc đồng, làm gốm, dệt vải, làm giấy…), việc buôn bán trao đổi trong vùng và giữa các vùng cũng được tiến hành.
- Trong xã hội, tầng lớp nông dân công xã giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất.
- Vua là quý tộc lớn nhất và dựa vào quý tộc để cai trị.
b. Phương Tây cổ đại.
- Ở những vùng ven biển, đi lại khó khăn, đất trồng ít và cứng, đến khi có sắt (khoảng 1000 năm TCN) mới mở ra giai đoạn mới, phát triển với quy mô lớn hơn so với xã hội cổ đại phương Đông.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển… tiền tệ xuất hiện, thị quốc ra đời.
- Xã hội chiếm nô gồm chủ nô, nô lệ và bình dân.
- Xã hội chiếm nô bắt đầu khoảng gần 1000 năm TCN và chấm dứt vào năm 467 cũng kết thúc thời cổ đại.
3. Xã hội phong kiến (trung đại).
- Các quốc gia phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến từ những thế kỉ cuối trước Công nguyên, đến thế kỉ XVII - XIX rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
- Tây Âu bước vào thời phong kiến muộn hơn chừng 5 thế kỉ, sau khi đế quốc Rô-ma sụp đổ, đến thế kỉ XV – XVI, chế độ phong kiến suy vong.
- Sau các cuộc phát kiến địa lý, tại Tây Âu bắt đầu quá trình hình thành mầm mống của CNTB và giai cấp tư sản.