So sánh văn học của Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương

2 câu trả lời

*Giống:

đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

*khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu. Mặc dù vậy, ngôn ngữ của hai người vẫn có những nét tương đồng đó là những chi tiết mang đậm những nét dân tộc, nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng tạo nên cho tác giả những chi tiết đặc sắc và hình ảnh được sử dụng cũng ngày càng phong phú hơn.

Chính những sự khác nhau trên đã tạo ra sự khác nhau về phong cách: Đó chính là bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng nó thể hiện tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

- giống: cùng là những nhà thơ nữ tiêu biểu của vh trung đại việt nam

- khác:

HXH: đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân, vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Về nội dung, chủ yêu nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình (em chỉ ra các cung bậc cảm xúc trong bài Tự tình), từ đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc, quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,...

Về nghệ thuật, không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực; thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người,...

- BHTQ: tiêu biểu cho thi pháp thời trung đại.

Về nội dung: mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, cảm giác cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông, triết lý về thời thế,...

Về nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người, bức tranh thường phai nhạt sắc màu nhưu những bức tranh thủy mặc, con người thường tĩnh lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm trước vũ trụ,..

Câu hỏi trong lớp Xem thêm