So sánh ưu điểm nhược điểm của vận tải đường bộ và đường thủy
2 câu trả lời
Hình thức vận chuyển đường bộ
- Ưu điểm
Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều nhất. Linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc, không có bất cứ một quy định nào về thời gian. Thời gian vận chuyển là do 2 bên tự thống nhất quyết định, trong quá trình vận chuyển thì có thể thay đổi. Thuận lợi trong việc lựa chọn loại xe lớn hay nhỏ để vận chuyển cho phù hợp với những loại hàng hóa và số lượng hàng hóa hay đường đi. Tiết kiệm được chi phí và nhân công. Chi phí vận chuyển đường bộ thường thấp hơn tuy nhiên nếu vận chuyển hàng hóa đường dài sẽ làm tăng mức phí do chi phí phát sinh như: lệ phí đường sá, chi phí bảo dưỡng bảo trì, sửa chữa, trông coi hàng hóa. Vận chuyển được những hàng hóa nặng, chuyển nhà trọn gói, tiện lợi trong việc vận chuyển hàng hóa trong nước, đưa hàng đến tận nơi khách yêu cầu mà không cần luân chuyển sang các loại vận chuyển khác. Thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.
- Nhược điểm
Tuy nhiên, hình thức vận chuyển đường bộ cũng có một số nhược điểm là tốn nhiều nhiên liệu, phải nộp các khoản chi phí đường bộ nếu vận chuyển hàng hóa đường dài, dễ gây ra các tai nạn giao thông, gây ách tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường do khí thải. Khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng hạn chế hơn so với các loại hình vận chuyển đường biển và đường sắt.
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển
- Ưu điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển được sử dụng để giao thoa hàng hóa với các nước bên ngoài. Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển của cả thế giới, vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế dài. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới. Có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình vận chuyển khác.
Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng bị hạn chế, giữ đảm bảo an toàn cho hàng hóa, khả năng va chạm làm vỡ hàng hóa là thấp.
- Nhược điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa này luôn đe dọa ô nhiễm biển và đại dương, làm cho nhà nước khó quản lý việc nhập cư, quản lỹ hàng hóa của các nước. Không thể vận chuyển hàng hóa tới tận nơi, phải cần có xe luân chuyển. Tốc độ vận chuyển cũng chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác. Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Chi phí vận chuyển cao hơn so với các loại hình vận chuyển khác.
Ưu điểm:
- Vận tải đường bộ:
+ chủ yếu dùng các loại xe máy, xe tải nên rất linh hoạt trong quá trình vận tải hàng hóa.
+ không phụ thuộc vào giờ giấc
+ không có quy định thời gian cụ thể nào mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian cũng như có thể thay đổi trong quá trình vận chuyển.
+ Có thể lựa chọn được phương tiện, số lượng hàng hóa hay tuyến đường theo yêu cầu.
⇒ hình thức này giúp tiết kiệm được chi phí và nhân công, trừ trường hợp vận chuyển đường dài có thể phát sinh thêm chi phí phụ.
- Vận tải đường biển:
+ dùng để vận chuyển hàng hóa dài ngày, đặc biệt là chuyển hàng quốc tế.
+ Tuyến đường vận chuyển thoải mái, thông thoáng hơn so với vận chuyển đường bộ.
+ Có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa với khối lượng và kích thước lớn.
+ Chi phí vận chuyển hàng hóa cũng không quá cao so với vận tải đường bộ
⇒ ở những thành phố có cảng biển thường sử dụng phương thức vận tải đường biển này.
Nhược điểm
- Vận tải đường bộ:
+ nếu vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…
+ Việc vận chuyển đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe… ⇒ ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng.
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng hạn chế hơn nhiều so với đường thủy và đường sắt.
- Vận tải đường thủy:
+ Nếu vận chuyển bằng tàu thì không thể giao hàng tới tận nơi mà phải cập bến các cảng và trung chuyển bằng xe vào đất liền.
+ Vì hoạt động trên biển nên thời gian vận chuyển chậm và bị phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
+ Bên cạnh đó, hàng hóa dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau nếu xảy ra sự cố trên tàu trong quá trình vận chuyển.