So sánh nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm
2 câu trả lời
– Giống nhau:
+ Vai trò: Đáp ứng nhu cầu hàng ngày, thiết yếu cho con người; Tạo điều kiện để thúc đẩy các ngành khác phát triển
+ Đặc điểm: Là những ngành công nghiệp nhẹ nên cá 2 ngành đều cần nhiều lao động nhưng không yếu cầu cao về chất lượng, phụ thuộc vào thị trường, nguyên liệu, tạo được nhiều công ăn việc làm, nhất là lao động nừ, sản phẩm rất phong phú và đa dạng, có nhiều khả năng xuất khẩu, quy trình sản xuất đom giản, thu lợi nhuận khá dễ dàng; Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Phân bố rộng rãi ở nhiều nước.
– Khác nhau:
+ Vai trò: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu các mặt hàng sử dụng hàng ngày. Công nghiệp thực phẩm đáp ứng nhu cầu về ăn uống; Hàng tiêu dùng thúc đẩy các ngành công nghiệp năng phát triển, nhất là công nghiệp hoá chất, còn công nghiệp thực phẩm chủ yếu thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.
+ Đặc điểm: Công nghiệp hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào lao động và thị trường, công nghiệp thực phẩm phụ thuộc chủ yếu và nguyên liệu và thị trường.
«-(¯`v´¯)-« Chúc bạn học tốt «-(¯`v´¯)-«
- Giống nhau:
- Là 2 ngành công nghiệp trọng điểm, đều thuộc nhóm ngành công nghiệpchế biến (hoặc công nghiệp nhẹ).
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
- Điều kiện phát triển: có nhiều thế mạnh phát triển (nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nguyên liệu phong phú, chủ trươngchính sách của nhà nước,...).
- Tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Cơ cấu ngành: đa dạng
- Phân bố chủ yếu ở vùng nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.
- Khác nhau:
- Vai trò: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có vai trò quan trọng hơn, chiếm tỉ trọng cao hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong cơ cấu giá trị sản xuấtcông nghiệp (dẫn chứng).
- Điều kiện phát triển: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có nguồn nguyên liệu dồi dào hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (quan trọng là công nghiệp dệt - may) nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, phải nhập nguyên liệu với khối lượng lớn.