So sánh điểm khác nhau trong việc nuôi dạy con cái của Mỹ và Việt Nam (Ghi bằng tiếng việt)
1 câu trả lời
Bây giờ tôi sẽ nói về một số so sánh điểm khác nhau trong việc nuôi dạy con cái giữa nước Mỹ và nước Việt Nam :
1.Dạy con tự lập
Phương Đông : Tâm lý chung của những người mẹ phương Đông với tình cảm gia đình, luôn muốn bao bọc, che chở con cái và chăm sóc trẻ chu toàn ngay cả tới khi con đã khôn lớn. Xuất phát từ tình yêu thương cao cả song trên thực tế kết quả nhưng đôi khi nó lại mang tới những điều không mong muốn
Phương Tây : Cha mẹ phương Tây luôn mong muốn rèn luyện tính tự lập cho con ngay từ khi còn nhỏ
Trong khi đó, cha mẹ Phương Tây lại rất coi trọng trong nuôi con theo cách việc rèn luyện tính tự lập cho con cái. Từ những việc tự mình sinh hoạt cá nhân cho đến việc tự mình đưa ra các quyết định cho vấn đề riêng đều được cha mẹ Mỹ để tâm.
2.Thói quen ăn uống
Phương Đông : Việc để trẻ ăn uống riêng tạo nhiều thói quen xấu
Bố mẹ Việt thường để con cái ăn trước rồi mới tới lượt mình chứ không cho bé tham gia vào bữa ăn chung. Đó là khác biệt lớn giữa cách nuôi con mẹ Mỹ và mẹ Việt. Việc để con ăn cùng bữa sẽ giúp trẻ có ý thức tự giác hơn với việc ăn uống của mình và có động lực để ăn nhiều hơn khi trẻ ăn một mình.
Phương Tây : Trẻ em ở phương Tây thường được ngồi ăn cùng bố mẹ
Ngay khi có thể cứng cáp ngồi được, cha mẹ Mỹ đã đặt bé vào chiếc ghế ăn riêng và để con tập làm quen với việc ăn dặm. Họ để đồ ăn và thìa dĩa lên bàn ăn của bé và con có thể ăn theo cách của mình. Dù là bữa ăn có bị nhem bẩn nhưng đó là cách con có thể tự thưởng thức bữa ăn trọn vẹn với sở thích của mình thay vì được cha mẹ bón từng muỗng như cha mẹ Việt. Con sẽ được khám phá cách dùng thìa đũa ngay cả khi ăn uống chứ không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi tới giờ ăn nữa.
Trong giờ ăn ở phương Tây, bé không được phép xem điện thoại hay tv ngoài việc ngồi ăn cùng cả nhà. Việc xem điện thoại, thiết bị điện tử đối với nhiều mẹ Việt thì đó là cách để dỗ dành con thật dễ dàng và để trẻ có cái bụng căng tròn mà không phải mất nhiều công dỗ dành nhưng đó sẽ tạo thói quen xấu cho con sau này.
3.Chế độ dinh dưỡng
Phương Tây : So với 3 bữa chính thông thường, bố mẹ Mỹ chia các bữa nhỏ cho bé, thường họ không có ý định ép con ăn uống mà chỉ phục vụ theo nhu cầu của con miễn là đảm bảo được dinh dưỡng dù là bữa phụ hay chính. Đó là cách tôn trọng trẻ vì mong muốn của chúng cũng cần được đáp ứng cũng như người lớn.
Phương Đông :
Còn ở Việt Nam, bố mẹ thường nuôi con với chế độ ăn dặm bắt đầu với bột, cháo cùng với rau củ, thịt cá xay nhuyễn và nó lặp đi lặp lại khiến các bé cảm thấy chán ăn, sợ ăn và dẫn tới biếng ăn. Các mẹ có thể thay đổi thực đơn liên tục, khi con cứng cáp tập cho con ăn đa dạng loại thực phẩm để con lạ miệng và thích thú với đồ ăn của mình.
4.Áp lực về điểm số và thành tích
Phương Tây : Nhờ nuôi con theo cách độc lập được xây dựng từ nhỏ và kết hợp tuyệt vời giữa giáo dục ở trường và ở nhà mà trẻ em Mỹ không bị quá áp lực về điểm số cùng lối tư duy cổ cũ về thành tích. Các bé được tập trung phát triển bản thân mình hơn trong những năm đầu đời đi học thay vì điểm số.
Phương Đông : Khác với áp lực tâm lý của cha mẹ Việt luôn mong mỏi con đi học có thành tích tốt và dựa vào đó để đánh giá con cái mà bỏ quên con cần có thời gian phát triển những khả năng của bản thân hơn và cần được cổ vũ để tìm ra điều chúng muốn làm.
5.Cách xử trí khi bé phạm lỗi
Nuôi dạy con không đòn roi được xem là phương châm trong cách giáo dục trẻ của người Mỹ. Mẹ Mỹ áp dụng linh hoạt nhiều cách phạt trẻ khác nhau theo phụ thuộc vào mức độ sai phạm của bé. Điển hình là cách để con ngồi một mình suy nghĩ về những lỗi của mình và tự nhận ra chúng sai. Bằng cách này, trẻ sẽ trở nên biết suy nghĩ hơn và có thể tự mình nhận ra lỗi lầm để từ sau không tái phạm nữa.
“Thương cho roi cho vọt” sẽ trở thành bóng ma tâm lý với rất nhiều trẻ sau này
Trong khi đó, câu nói “thương cho roi cho vọt” dường như đã ăn sâu trong tiềm thức của người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng. Cha mẹ Việt thường dùng đòn roi để răn đe con cái và khiến con sợ nhưng đôi khi sự hà khắc quá đà của ba mẹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ trong suốt quá trình khôn lớn và góp phần hình thành nên tính cách của trẻ sau này.
6.Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe
Mẹ Việt thường lo lắng khá nhiều và có tâm lí sợ con mắc bệnh nặng khi chăm nuôi con ốm. Trong khi có những vấn đề nhỏ, sức đề kháng của trẻ sẽ tự giúp bé khỏi bệnh mà không cần tới bệnh viện hoặc tự ý mua thuốc cho con uống.
Hãy để trẻ khỏe mạnh một cách tự nhiên
Thay vào đó, mẹ Mỹ khi luôn để con được phát triển khỏe mạnh một cách tự nhiên. Còn trong những tình huống nghiêm trọng hơn thì các em bé Mỹ cũng được các bác sĩ chăm sóc y tế khám chữa. Và các bác sỹ ở Mỹ cũng rất nghiêm khắc, không lạm dụng thuốc kháng sinh để kê trong đơn thuốc của trẻ như ở Việt Nam.
7.Con khóc ăn vạ
Bước vào tuổi lên 2, các bé bắt đầu biết đòi hỏi những thứ mình muốn. Không được đáp ứng, bé sẽ ngay lập tức òa khóc ăn vạ bố mẹ. Trước tình huống này, nhiều ba mẹ nuôi con thương con, thường dễ mủi lòng và chiều theo ý muốn của con để trẻ ngừng khóc. Điều này tạo cho trẻ nếp suy nghĩ vòi vĩnh và tính cách gia trưởng khi cứ thích gì được nấy.
Không nên quá nuông chiều trẻ em
Mẹ Tây thì khác không phải đòi hỏi nào của bé cũng dễ dàng nhận được sự đồng ý. Giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con chính là bí kíp trong việc xây dựng tính cách tốt cho trẻ được các mẹ Mỹ áp dụng.
8.Ru con ngủ
Ru con đã trở thành nét văn hóa của phụ nữ Á Đông. Những bài hát ru nhẹ nhàng qua tiếng “à ơi” của mẹ đã đi cùng tuổi thơ của biết bao em bé Việt. Qua lời ru ngọt ngào, sâu lắng, mẹ đã đưa bé vào những giấc ngủ êm đềm, bình yên và giúp bé cảm nhận được hơi ấm và tình yêu thương vô bờ bến của mình. Nhưng ngày nay việc ru con lại trở thành nỗi ám ảnh của không ít người phụ nữ hiện đại vì không thể lúc nào mẹ cũng kè sát để dỗ con ngủ được.
Hát ru cho bé gần như đã trở thành nét văn hóa hết sức đặc biệt ở các nước phương Đông
Mẹ Mỹ tạo thói quen cho bé tự ngủ hoặc có thể cho bé nghe những bài nhạc cổ điển nhẹ nhàng, du dương thay vì tự mình hát ru con..
9.Việc dùng bỉm cho bé
Hàng năm, người Mỹ tiêu tốn một lượng tiền lớn vào việc mua bỉm cho trẻ. Cũng vì thế mà hoạt động sản xuất và kinh doanh bỉm trẻ em ở đây phát triển đến bất ngờ. Mẹ Mỹ sử dụng bỉm cho trẻ gần như 24/24 trong hầu hết khoảng thời gian trong ngày, cho đến khi bé khoảng 4 tuổi mới thôi.
Việc dùng bỉm quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em
Chúng ta không thể phủ nhận được lợi ích cũng như sự tiện lợi mà bỉm trẻ em mang lại, song việc nuôi con như vậy sẽ gây bức bối, khó chịu, dễ bị hăm cho trẻ.
10.Nỗi sợ khi con tiếp xúc với môi trường bên ngoài
Mẹ Việt luôn hạn chế sự phát triển thể chất của con hơn so với các mẹ ở nền văn hóa khác. Điều này giúp bảo vệ con một cách an toàn nhưng sự bao bọc cũng cần có giới hạn để con được khám phá thế giới xung quanh và phát triển tư duy cùng khả năng sáng tạo của mình.
Trẻ em cần được phát triển ở không gian bên ngoài
Trẻ em Mỹ được cha mẹ đặc biệt khuyến khích trong việc thực hiện các hoạt động vui chơi ngoài trời và được thỏa sức vui chơi, vận động và làm điều mình muốn. Do đó, trẻ em ở đây thường có thể lực tốt và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Ngoài ra mẹ Mỹ cũng coi trọng việc nuôi con theo cách cho con thoải mái động chạm, khám phá những vật dụng xung quanh mình để khám phá thế giới. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý mua sắm những sản phẩm an toàn cho con, đặc biệt là đồ gia dụng và nội thất sạch cho gia đình an toàn với con.
Để trẻ tự khám phá cũng là một cách học hỏi
Tuy cách nuôi dạy con cái khác nhau, và có những ưu nhược điêm riêng nhưng việc phối hợp giữa 2 phương pháp sẽ làm mẹ Việt nhận ra cách nào là phù hợp với con mình nhất. Hãy là những phụ huynh hiểu con cái và để con có thể có cơ hội phát triển bản thân mình một cách toàn diện nhất trong một môi trường sống sạch và lành mạnh nhất.