So sánh điểm giống nhau và khác nhau của mô hình cơ cấu tổ chức đặc trưng của doanh nghiệp? cho ví dụ (giúp mk vs ạ mk đang cần gấp)
1 câu trả lời
Mô hình #1: Tổ chức phân quyền (Hierarchical Organization)
Mô hình tổ chức phân quyền hoạt động theo trình tự: chỉ thị được ban hành từ cấp cao nhất, sau đó truyền đạt xuống các quản lý cấp trung rồi đến cấp nhân viên. Nếu nhân viên có mong muốn đề xuất ý kiến, họ sẽ phải gửi đề xuất lên quản lý trực tiếp. Sau khi phê duyệt, đề xuất lại được chuyển tiếp lên quản lý cấp cao. Kết quả sau đó sẽ được trả về nhân viên theo trình tự ngược lại.
Kiểu mô hình này mang xu hướng quan liêu và có sự phân biệt lớn. Mối quan hệ giữa người chủ và nhân viên trở nên xa cách do không có sự giao tiếp thường xuyên. Nhân viên chỉ đi làm vì họ cần đồng lương và họ không có mong muốn gắn kết với công ty.
Đọc thêm: Sự gắn kết nhân viên là gì? Điều gì hình thành nên sự gắn kết nhân viên?
Tổ chức phân quyền trước kia được áp dụng đối với tất cả công ty, bất kể quy mô, ngành nghề hay vị trí địa lý. Tuy nhiên, khi câu chuyện tuyển dụng ngày càng trở nên “hot”, các doanh nghiệp đã nỗ lực thay thế mô hình cứng nhắc này bằng những mô hình tổ chức “phẳng”, tạo được sự liên kết giữa các nhà quản lý và nhân viên.
Sơ đồ tổ chức phân quyền
Tổ chức doanh nghiệp theo mô hình phân quyền mang lại những lợi ích như:
-
Phân định quyền hạn rõ ràng giữa các cấp
-
Lộ trình thăng tiến rõ ràng
-
Tập trung phát triển nhân viên dựa trên kỹ năng chuyên môn
Tuy nhiên, mô hình này lại quá cồng kềnh, gây ra nhiều bất lợi:
-
Chậm trễ trong khâu xử lý
-
Cách biệt trong giao tiếp
-
Không thống nhất mục tiêu chung
-
Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban
Mô hình #2: Cấu trúc ma trận (Matrix Organization)
Cơ cấu tổ chức ma trận được vận hành dựa trên hệ thống quyền hạn và hỗ trợ đa chiều. Thông tin sẽ được luân chuyển theo cả chiều dọc (tuyến chức năng hoạt động) và chiều ngang (tuyến sản phẩm hay cơ sở hoạt động).
Ban đầu, mô hình ma trận chỉ được áp dụng trong ngành hàng không với điển hình là hai “ông lớn” Lockheed và General Dynamics. Lý do là bởi ngành hàng không có phần việc đòi hỏi cách xử lý riêng biệt, nếu áp dụng mô hình quản lý truyền thống sẽ làm trì trệ, thậm chí làm gián đoạn luồng xử lý công việc của toàn tổ chức. Sau này, cơ cấu ma trận đã được áp dụng trong các công ty đòi hỏi thực hiện nhiều dự án hay sản xuất nhiều sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian.
Sơ đồ ma trận
Mô hình ma trận có thể giải quyết nhiều hạn chế của mô hình phân quyền truyền thống. Cụ thể, mô hình ma trận góp phần:
-
Nâng cao hiệu quả giao tiếp trong toàn bộ tổ chức
-
Cho phép các cá nhân sử dụng các kỹ năng chuyên môn trong nhiều bối cảnh khác nhau
-
Giảm bớt công việc cho các cấp lãnh đạo
-
Thúc đẩy sự phối hợp giữa các phòng bạn
-
Rút ngắn quá trình đưa ra quyết định
-
Tận dụng được nguồn lực giữa các phòng ban
Tuy nhiên, sơ đồ ma trận cũng mang lại nhiều sự khó khăn:
-
Các thành viên trong nhóm có thể bỏ bê trách nhiệm
-
Phải mất thời gian để nhân sự có thể quen với cấu trúc vận hành này
-
Dễ xảy ra xung đột lợi ích giữa lãnh đạo dự án và lãnh đạo chức năng
Mô hình #3: Cấu trúc phẳng (Flat Organization)
Các công ty áp dụng hình thức tổ chức theo cấu trúc phẳng thường không có chức danh công việc. Tất cả mọi người trong tổ chức đều bình đẳng với nhau. Hình thức tổ chức công ty theo cấu trúc phẳng còn được gọi là tổ chức tự quản lý.
Bạn có thể thắc mắc rằng Flat Organization vận hành không cần người quản lý, vậy làm thế nào doanh nghiệp có thể hoàn thành mọi việc? Đây chính là lý do mô hình phẳng chỉ có thể áp dụng trong các doanh nghiệp có ít nhân sự hoặc doanh nghiệp phải thật sự tạo dựng văn hóa hợp tác mạnh mẽ giữa các nhân viên.
Flat Organization hoạt động tốt nhất khi nhân viên có sự gắn kết chặt chẽ. Truyền thông nội bộ chính là chìa khóa kết nối mọi người và đảm bảo tất cả đều tham gia với nhiệm vụ thống nhất. Bên cạnh đó, các nền tảng quản lý công việc với chức năng giám sát và kiểm soát quá trình vận hành rất hữu ích trong các doanh nghiệp áp dụng mô hình tổ chức phẳng.
Với sơ đồ cấu trúc phẳng, mọi thành viên đều công bằng với nhau
Ví dụ điển hình nhất của hình thức Flat Organization đó là Valve - công ty cho ra đời các sản phẩm game công nghệ kinh điển như Half-Life, Counter-Strike hay Portal. Tại Valve không hề tồn tại chức danh công việc và sẽ không ai nói bạn phải làm gì. Thay vào đó, tất cả nhân sự tại Valve được tự do tham gia vào bất kỳ dự án nào họ cảm thấy mình đủ năng lực đảm nhận. Nếu nhân viên muốn chạy dự án riêng, họ phải chịu trách nhiệm về vấn đề kinh phí và xây dựng đội ngũ của riêng họ.
Sơ đồ cấu trúc phẳng có thể áp dụng trong các công ty nhỏ, những công ty startup hoặc các công ty xác định sẽ áp dụng cấu trúc phẳng kể cả khi tăng trưởng.
Việc áp dụng mô hình cấu trúc phẳng mang lại những lợi ích:
-
Nâng cao mức độ trách nhiệm của nhân viên
-
Tinh gọn bộ máy, loại bỏ những lớp quản lý dư thừa
-
Tăng mức độ giao tiếp
-
Rút ngắn thời gian phê duyệt quyết định
-
Giảm chi phí nhân sự do sự cắt giảm các quản lý cấp trung
Tuy nhiên, Flat Organization cũng có nhiều điểm hạn chế như:
-
Tạo ra sự tranh giành quyền lực giữa các cấp quản lý cho nhân viên không có quản lý cố định để báo cáo
-
Là rào cản đối với sự tăng trưởng của công ty
-
Khó khăn trong việc phê duyệt bởi không có sự phân định rõ ràng về quyền hạn
-
Hình thành khoảng trống quyền lực
-
Ít có cơ hội thăng tiến cho nhân viên
Mô hình #4: Quản lý phi tập trung (Holacratic Organizations)
Mô hình quản lý phi tập trung không cần đến chức danh, cấp bậc. Quyền lực giữa các cá nhân được phân bổ như nhau. Khác với mô hình phẳng, với mô hình quản lý phi tập trung, công việc sẽ được phân công theo vai trò. Một nhân viên có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau và nằm trong một vòng tròn gọi là circle.
Đọc thêm: Liệu doanh nghiệp trong tương lai có thật sự cần đến những nhà quản lý?
Hiểu một cách đơn giản Holacracy là mô hình quản lý không có cấp trên, nhân viên sẽ tự quản lý và đóng vai trò là sếp của chính mình. Trong mô hình phi tập trung, sự minh bạch luôn là yếu tố được đề cao. Tất cả nhân viên và cấp quản lý đều phải tuân thủ theo cùng một nguyên tắc rõ ràng. Hiện nay, Holacratic Organizations đang được áp dụng tại các doanh nghiệp SME và tổ chức phi lợi nhuận tại các nước tiên tiến.
Holacratic được coi là mô hình quản trị hiện đại
Với mô hình phi tập trung, doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc
-
Khuyến khích nhân viên chủ động và sáng tạo hơn trong công việc
-
Dễ dàng trong việc truyền bá mục tiêu và sứ mệnh tổ chức
-
Rút gọn quá trình phê duyệt và ra quyết định
-
Thúc đẩy sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức
Thoạt nhìn có vẻ mô hình Holacracy là mô hình lý tưởng của mọi doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, mô hình này lại khiến nhiều công ty lao đao khi triển khai. Lý do là bởi Holacracy vận hành không cần các nhà quản lý, do đó, việc tranh giành lợi ích giữa các nhóm và tình trạng rối loạn luồng thông tin thường xuyên xảy ra.
Ví dụ điển hình của việc áp dụng Holacracy là Zappos. Tuy nhiên, sau khi triển khai Holacratic Organizations, Zappos đã bị gạch tên khỏi danh sách những môi trường làm việc tốt nhất của Fortune.