so sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

2 câu trả lời

Sự giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

– Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức;

– Có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên;

– Đều có tư cách pháp nhân;

– Đều là loại hình công ty đối vốn;

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình;

– Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.

Phân biệt công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

- Công ty cổ phần :

+ Số lượng : Không giới hạn cổ đông, tuy nhiên tối thiểu phải có 3 cổ đông trở lên.

+ Tính chất hoạt động : Công ty cổ phần là loại hình công ty có tổ chức phức tạp hơn so với công ty TNHH, hoạt động mang tính xã hội sâu rộng.Dễ dàng huy động được nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, do đó chia sẻ được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Vốn :Được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn;

             Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

            Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua tối thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

            Trường hợp cổ đông không thanh toán hoặc thanh toán không đủ vốn góp trong thời hạn trên                  => Xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014.

+ Chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần : Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

                                                                            Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

+ Cơ cấu : Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch HĐQT, và Giám đốc/Tổng giám đốc.

                   Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty cổ phần phải có ban kiểm soát.

                   Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất.

                   Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần.

+ Chế độ quản lý :Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn so với công ty TNHH do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.

                               Các trường hợp hoạt động đối kháng nhau về lợi ích luôn xảy ra ở các công ty này.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn : 

+ Số lượng : Thành viên giới hạn từ 1 đến 50 tùy thuộc TNHH 1 thành viên hoặc TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Tính chất hoạt động : Công ty TNHH chịu ít ràng buộc pháp lý hơn so với công ty cổ phần, có số vốn ít hơn do công ty TNHH chỉ có quyền phát hành trái phiếu, do vậy khả năng chịu rủi ro cao hơn.

+ Vốn : Không được phép phát hành cổ phiếu;

             Vốn điều lệ của Công ty TNHH tính theo tỷ lệ % vốn góp;

             Góp vốn: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập Doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp khi góp đủ và đúng loại tài sản như cam kết trong đúng thời gian đã quy định.

             Trường hợp không góp đủ và đúng hạn: công ty làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn của thành viên theo thực tế góp.

+ Chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần : Nếu thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình thì trước tiên phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty TNHH với cùng điều kiện.

                                                                          Thành viên chỉ có thể chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty TNHH không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

+ Cơ cấu :  Công ty TNHH 2 thành viên có Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch HĐTV, và Giám đốc/Tổng giám đốc. Công ty TNHHcó từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.

                    Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

+ Chế độ quản lý : Quyền quản lý công ty được gắn chặt với các thành viên tham gia thành lập công ty dựa theo số vốn đóng góp.

                                 Các trường hợp hoạt động đối kháng nhau về lợi ích ít xảy ra hơn so với công ty cổ phần.

                                                                          

Điểm giống nhau :

-Chế độ trách nhiệm của cả 2 loại hình công ty này đều là hữu hạn. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn góp.

-Có tư cách pháp nhân.

-Khả năng hoạt động rộng trong tất cả các nghành nghề và lĩnh vực hiện nay trong đời sống hàng ngày.

Điểm khác nhau :

-Vốn điều lệ :

+ Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn vốn điều lệ được tính dựa trên số vốn đóng góp của các thành viên khi tham gia thành lập công ty. Điều này sẽ gán giá trị và trách nhiệm trực tiếp cho mỗi thành viên công ty.

+ Đối với công ty cổ phần các phần vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Và có các loại cổ phần ưu đãi riêng cho từng loại cổ phần. Và số cổ phần này có thể dễ dàng chuyển nhượng giữa các bên với nhau. Điều này khiến cho sự chi phối của bên ngoài có thể xảy ra với công ty cổ phần.

-Huy động vốn : Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn từ bên ngoài điều này là điều không thể đối với các công ty tnhh.

-Quản lý công ty : đối với công ty trách nhiệm hữu hạn quyền quản lý công ty được gắn chặt với các thành viên tham gia thành lập công ty dựa theo số vốn đóng góp. Tuy nhiên đối với công ty cổ phần sự quản lý này vô cùng phức tạp , các trường hợp hoạt động đối kháng nhau về lợi ích luôn xảy ra ở các công ty này.

-Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn so với công ty tnhh do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật vì đặc thù của loại hình công ty này.

Cho mik 5 sao và câu trả lời hay nhất nha bạn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm