So sánh cách mở đầu chí phèo với vợ chồng a phủ

2 câu trả lời

Trong chuyến đi đến những vùng cao Tây Bắc, Tô Hoài đã sống và làm việc cùng với những người dân vùng cao, ở nơi đó phong tục sinh hoạt, cuộc sống của con người nơi đây đã khiến nhà văn say mê, tìm hiểu tập quán của họ. Trong cuộc đời sáng tác của mình Tô Hoài đã để lại nhiều tác phẩm để đời, trong số đó phải kể đến Vợ Chồng A Phủ một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Tác phẩm đã đưa Tô Hoài trở thành một trong những nhà văn được yêu thích và mến mộ nhất.

Đây là một câu chuyện giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, câu chuyện kể về Mị một cô gái Mèo xinh đẹp, tài hoa, nhưng gặp phải tình cảnh trớ trêu là nhà quá nghèo nên Mị phải làm con dâu gạt nợ cho gia đình nhà thống lý Pá Tra. Bố mẹ Mị cưới nhau, nợ nhà thống lý Pá Tra tiền vì vậy để trả nợ, Mị phải chấp nhận cuộc sống của một cô con dâu gạt nợ.

    Thân phận của Mị trở nên rẻ rúng bèo bọt, nội tâm của cô Mị ngày một héo mòn tàn tạ, Mị phải làm việc quần quật suốt ngày suốt đêm. Mị bị tra tấn về cả thể xác lẫn tinh thần chính vì vậy đầu óc cô trở nên tê dại, mất dần ý thức, đã có những lúc Mị nghĩ quẩn muốn ăn lá ngón tự tử nhưng nghĩ đến ba nên Mị lại phải cắn răng chịu đựng để có thể làm việc trả nợ cho nhà thống lý Pá Tra

  Thanh xuân của Mị, tuổi trẻ của Mị cũng theo năm tháng phôi pha dần, những ước mơ khát vọng tuổi trẻ trong Mị dường như bị dập tắt khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý. Trong tác phẩm, đoạn miêu tả đêm tình mùa xuân là đoạn tiêu biểu, đây là đoạn văn miêu tả khát vọng bừng sống trỗi dậy trong trái tim khát khao yêu đời, yêu cuộc sống của Mị. Mùa xuân luôn mang đến cho con người ta sức sống tràn trề, đầy hy vọng, và trở nên yêu đời, yêu người hơn.

“Hồi sinh” có nghĩa là sống lại. “Hồi sinh nhân tính” là tính người, tình người được sống lại. Nói về sự hồi sinh nhân tính, ta đã bắt gặp sự hồi sinh ấy trong văn học trước đó, bất cứ nhân vật nào, một khi đã tha hóa, họ đều có quá trình thức tỉnh về tâm hồn, như Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, như Hộ (Đời thừa – Nam Cao)…

Nếu như Trương Sinh thức tỉnh sau cái chết oan uổng của vợ, thì Hộ thức tỉnh sau khi đánh đuổi vợ con vì gánh nặng cơm áo. Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ, Hộ đã khóc, giọt nước mắt của Hộ chính là bằng chứng cho sự thức tỉnh, hồi sinh nhân tính. Còn sự hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị được Nam Cao, Tô Hoài dẫn giải như thế nào?

“Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, Nam Cao và Tô Hoài đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Sự thức tỉnh nhân tính của hai nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo đã thể hiện cái nhìn cảm thông đầy thương cảm của tác giả với số phận của những con người trong xã hội cũ.