So sánh các loại gió: gió tây ôn đới, gió mậu dịch, gió mùa và gió địa phương

2 câu trả lời

* Gió Tây ôn đới:

- Loại gió thổi lừ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về áp thấp ôn đới.

- Hướng gió chủ yếun là hướng tây (ở bán cầu Bắc là tây nam, ở bán cầu Nam là tây bắc).

- Gió Tây thổi quanh năm, thường mang theo mưa, suốt bốn mùa độ ẩm rất cao.

* Gió Mậu dịch:

- Loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo.

- Ở bán cầu Bắc gió có hướng đông bắc; ở bán cầu Nam gió có hướng đông nam.

- Gió thổi quanh năm khá đều đặn, hướng gần như cố định, tính chất của gió nói chung là khô.



* Gió Tây Ôn Đới:

- Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới

- Thời gian hoạt động:Quanh năm

- Hướng chủ yếu là hướng tây

+Tây Nam ở bán cầu Bắc

+ Tây Bắc ở bán cầu Nam

- Tính chất: ẩm, gây mưa nhiều, chủ yếu mưa bụi, mưa phùn.

*Gió Mậu Dịch:

- Thổi từ khu áp cao cận chí tuyến về khu áp thấp xích đạo

- Thời gian hoạt động:Quanh năm

- Hướng:

+ Đông Bắc ở bán cầu Bắc

+ Đông Nam ở bán cầu Nam

- Tính chất: khô, ít mưa.

 *Gió mùa: 

- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Khu vực có gió mùa
          + Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia

          + Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

*Gió địa phương: 

a. Gió biển, gió đất:
Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương) chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.
b. Gió fơn
Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm