SO 15- LUYỆN THỊ QUỐC GIA THPT MON NGỮ VĂN NĂM 2020-LAN 2 in L. Đọc hiểu (3,0 điểm) Khổ như chị, đến thế thôi Lễ đầu Giời cứ bắt người khổ thêm Xương rồng đội cát mà lên Đem gan con gái làm mềm đá xanh Chân trần qua lứa chiến tranh Tuổi xuân chị đã hóa thành núi sông Ngày về biển vẫn mênh mông Múc lên nước đục mà trong với đời Cong vênh đành một kiếp người Với ai cũng chỉ rằng: Tui thiệt thà!.. Huy chương buộc giất vách nhà Thương bạn nằm chốn rừng xa không về Biển thì xanh tít ngoài kia Xóm chài cát trắng bốn bề bủa vây Tay gầy che nắng xiên khoai Lá dương khói đốt còn cay mắt người Gồng vai gảnh lẩy cuộc đời Cẩn răng chẳng hé nửa lời kêu ca Như xương rồng giữa phong ba Chị bấu vào cát mà qua phận mình. (Kao Sơn, Xương rồng trên cát, http://Baohaiduong.vn) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Tác giả chọn hình ảnh gi để sáng tác bài thơ? Câu 2. Nêu tác dụng phép đối trong các dòng thơ: Xương rồng đội cát mà lên Đem gan con gái làm mềm đá xanh Chân trần qủa lửa chiến tranh Tuổi xuân chị đã hóc thành núi sông Câu 3. Anh chị hiểu các dòng thơ sau như thế nào? Biển thì xanh tít ngoài kia Xóm chài cát trắng bốn bề bủa vây Tay gầy che nắng xiên khoai Lá dương khói đốt còn cay mắt người Gồng vai gánh lấy cuộc đời Cắn răng chẳng hé nửa lời kêu ca Câu 4. Hai dòng thơ cuối: Như xương rồng giữa phong ba/Chị bầu vào cát mà qua phận mình, gửi gắm thông điệp gi? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để vượt qua thứ thách trong cuộc sống đời thưong của con người.

1 câu trả lời

Câu 1: hình ảnh "xương rồng, đá xanh, núi sông, lá dương khói đố"

Câu 2: 

nhấn mạnh, làm nổi bật những nhọc nhằn của đời người con gái. Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người con gái dẫu gian khổ, khó khăn. Bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trong tác giả.

Câu 3:

Thế giới bao la, rộng lớn, và chỉ có người con gái- người "chị" với muôn vàn nỗi khổ đau. Thiên nhiên cũng chứa chan muôn vàn khắc nghiệt đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Nhưng vượt lên trên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ, kiên cường với đời. 

Câu 4:

Thông điệp mà hai câu thơ gửi gắm là sự vượt lên hoàn cảnh của con người. CHỉ có kiên cường mới mang lại sức mạnh giúp ta bền gan, vững lòng. Mọi khó khăn đều sẽ có thể biến mất nếu ta sống bằng niềm tin, bằng sự nỗ lực hết mình.

II

Cuộc sống nếu chỉ là một màu hồng tươi đẹp thì đã không giúp con người bền lòng giữa đời rài rộng. Mỗi khó khăn, thử thách sẽ là một động lực cho con người vượt lên trên khắc nghiệt và rèn luyện mình. Tìm kiếm cho bản thân những giải pháp để vượt qua thử thách trong đời là điều vô cùng cần thiết. Thử thách là điều khó, điều cản trở cho mỗi người. Còn giải pháp thì được hiểu là cách thức, sự rèn luyện mình. Giải pháp để con người vượt qua thử thách trước hết đến từ chính bản thân con người. Liệu con người có đủ quyết tâm, có đủ mạnh mẽ để vượt lên hay không. Bên cạnh đó, chúng ta còn cần phải trau dồi vốn tri thức đầy đủ để có thể phát triển bản thân. Sự trau dồi ấy chính là sự nhận thức về các công việc, về khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy không ngừng. Giải pháp ấy cũng có thể đến từ sự giúp đỡ của người xung quanh ta. Ta cần nhận ra đâu là lúc cần được giúp đỡ và đâu là khi ta cần giúp đỡ mọi người. Thử thách trong đời là vô số. Nếu chỉ biết ai oán thì thử thách cũng không qua đi. Chỉ có sự nỗ lực hết mình ,sự lạc quan, kiên trì mới mang lại động lực, mang lại niềm tin cho con gười trong công việc, trong cuộc sống nhiều gian khó. Tia hi vọng, ánh sáng niềm tin, tất cả đều là ở bản thân bạn. Nếu bạn chỉ mải mê đắm mình trong bi thương thì thử thách vẫn ở đó và bạn vẫn mãi là kẻ thất bại trong hành trình cuộc đời. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước