" sáng hôm sau ... sửa căn nhà " ( vợ nhặt - kim lân sgk/30 ) Viết bài văn phân tích Mk cần gấp Cảm ơn❤

2 câu trả lời

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Trong cả hai giai đoạn sáng tác (trước và sau Cách mang tháng Tám), tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào ông cũng có những tác phẩm hay. Với tấm lòng của một người vốn là người con đã của đồng ruộng, Kim Lân đã viết về nông thôn và người nông dân bằng tất cả sự cảm thông và yêu thương chân thành,

- Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn. Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết về đề tài nạn đói năm Ất Dậu 1945, kể lại chuyện một thanh niên nghèo nhặt vợ giữa lúc đói quay đói quắt.

- Nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt đã khẳng định một phát hiện của Kim Lân về người lao động: Dù sống trong hoàn cảnh nào, dù đang ở trong vực thảm của sự tói khát, họ vẫn luôn khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Điều đó được thể hiện rõ ua đoạn trích: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào... tu sửa lại căn nhà."

B. Thân bài

1. Tình huống mở ra:

- Tác phẩm lấy bối cảnh xóm ngụ cư vào đỉnh điểm nạn đói năm Ất Dậu 1945. Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào. Xóm ngu cư như một bãi tha ma, chẳng còn bóng dáng của sự sống. Trong hoàn cảnh ấv. Tràng – một thanh niên nghèo, kéo xe bò thuê nuôi mình và nuôi mẹ già - lại lấy vợ. Việc Tràng nhặt vợ về đã làm nổi bật khao khát hạnh phúc, yêu thương của con người ngày đói. Trong hoàn cảnh đói khát, tăm tối, khi đang cận kề bên miệng vực của cái chết ấy, người lao động Việt Nam vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn lạc quan hướng tới tương lai. Điều này được thể hiện rất rõ qua tâm trạng của nhân vật Tràng vào sáng hôm sau, sau khi Tràng nhặt vợ về.

2. Diễn biến tâm trạng:

- "Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra". Không phải là nỗi lo âu khi đối diện với thực tại đen tối trước mặt. Không phải là cảm giác hối hận khi đã nhặt vợ về giữa những ngày đói khát. Ta chỉ thấy tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của một người đàn ông đang tràn ngập niềm hạnh phúc lứa đôi. Tràng đang hạnh phúc, hạnh phúc lóớn và đột ngột đến ngỡ ngàng, đến không thể tin được: “ Việc hắn có được vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.”

- Càng ngỡ ngàng hơn khi Tràng nhận thấy xung quanh khác lạ, mới mẻ, cửa nhà sạch sẽ, tinh tươm: “Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác màn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch”. Niềm vui dâng lên trong lòng. Toàn là những dấu hiệu vui, những dấu hiệu về một ngày mai tươi sáng hơn. Nếu chỉ nghĩ đến sự sống chết trước mặt, nếu không có niềm tin rằng mình sẽ thoát khỏi cái đói, nếu không khao khát một cuộc sống khấm khá hơn thì họ sẽ để mặc cửa nhà bừa bộn, nhếch nhác.

- Một cảnh tượng hết sức bình dị hiện ra trước mắt Tràng: “Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giấy những bụi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Hai người phụ nữ của cuộc đời hắn đang cắm cúi quét tước, thu dọn cửa nhà. “Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Hạnh phúc quả thực đến từ những điều rất nhỏ”

- Niềm vui, niềm hạnh phúc đã đem đến sự đổi thay kì diệu trong tâm hồn Tràng “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Nhà không nhỉ là sự vật hữu hình, cụ thể, nhà còn là gia đình, là tổ ấm. Từ giờ trở đi “Hắn đã có một gia đình, là tổ ẩm. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Chỉ một đoạn văn ngắn ngủi mà Kim Lân đã lột tả được tâm trạng của nhân vật Tràng. Từ bất ngờ, bở ngỡ cho đến vui sướng tột cùng khi biết mình đã có gia đình. Một niềm vui thật cảm động, cả hiện thực như xem lẫn giấc mơ. Niềm vui nhân đôi, bởi bên cạnh hạnh phúc lứa đôi, Tràng còn có them một niềm hạnh phúc to lớn nữa- hạnh phúc gia đình. Anh chàng cục mịch, khù khờ thường ngày vụt trở nên sâu sắc. Hạnh phúc như khiến con người ta trưởng thành trong cảm xúc.

- Hạnh phúc còn khiến con người trưởng thành trong nhận thức Tràng ý thức được bổn phận, trách nhiệm của người đàn ông với gia đình. Tràng nhận thấy ý nghĩa của cuộc đời chính là yêu thương, gắn bó và chăm lo cho những người thân. “Bây giờ hẳn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. Chi tiết Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần sửa lại căn nhà” là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây ngô nhận thức. Rõ ràng, khát vọng hạnh phúc ở con người lớn hơn cái đói và cái chết. Đó là lí do dẫn đến cái kết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp” của câu chuyện .

C. Kết bài

Nhà văn Kim Lân đã nói: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về: sự khốn cùng và bị thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người”.

1. Mở bài:

_Nêu yêu cầu của đề

Hình tượng người nông dân luôn được các nhà văn, nhà thơ ưu ái. Nếu ta từng bắt gặp một lão Hạc khổ đau trong trang văn của Nam Cao, một chị Dậu khổ cực nhưng mạnh mẽ vươn mình trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thì đến với Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, ta sẽ bắt gặp một câu chuyện, một người nông dân thật khác. Đoạn văn "Sáng hôm sau... sửa căn nhà" đã giúp ta thêm hiểu về ngòi bút của Kim Lân.

2. Thân bài:

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

_Kim Lân

+ là cây bút xuất sắc của văn học hiện thực

+ đề tài chủ yếu trong sáng tác của ông là người nông dân, đời sống nông thôn Việt Nam

+ số lượng tác phẩm không nhiều nhưng dấu ấn để lại trong bạn đọc thì lớn lao.

+ được trao giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật

_ Vợ nhặt:

+ tiền thân "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng thất lạc bản thảo

+ năm 1954, tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt, in trong tập Con chó xấu xí.

+ bối cảnh nạn đói năm 1945 với tình cảnh khốn khổ, cơ cực của người nông dân Việt Nam

b. Nhan đề:

_ Độc đáo, ấn tượng ,éo le.

_ Vợ- danh từ chỉ người cùng nên duyên trong quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ

_Nhặt động từ thường dùng để chỉ hành động cúi xuống khi lượm đồ vật nhỏ bé, thường là vô giá trị

Như vậy, ở đây là kết hợp từ lạ, phản ánh câu chuyện buồn về kiếp người , về hôn nhân trong cảnh tăm tối. Nhan đề phản ánh giá trị hiện thực của tác phẩm.

c. Phân tích:

_Tính cách của Tràng có sự biến đổi:

+Biết lo toan và có tinh thần trách nhiệm: Từ một người "Dở hơi, vô lo vô nghĩ", Tràng đã nhận thức được những đổi thay trong cuộc sống của mình. Anh nhận ra được những gì đang diễn ra xugn quanh và cảm nhận tất cả bằng niềm vui của một chú rể mới. 

Nguyên nhân: tác động của ngoại cảnh khiến Tràng: êm ái, lửng lơ nhưu người mới trong giấc mơ đi ra và ngỡ ngàng trước sự thay đổi của ngôi nhà. Thiên nhiên xung quanh: Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa và ngôi nhà được dọn dẹp bởi mẹ và vợ: Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng.

Nội tâm nhân vật biến chuyển: dâng lên một tình cảm rất tự nhiên, ấm áp "Thấy yêu thương cái nhà của hắn lạ lùng. Tràng yêu thương căn nhà, gắn bó với căn nhà vì nhà của bây giờ mới đúng nghĩa của nó. Ở nhà ấy, ai cũng có nhiệm vụ riêng như mẹ Tràng, như vợ Tràng và Tràng ý thức được mình cũng phải đóng góp vào nhà và làm nên hạnh phúc. 

+ Có mơ ước về một ngày mai tươi sáng qua hành động: xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

Từ con người vô tâm, chứng kiến gia đình nhỏ đầm ấm, Tràng đã bị tác động mạnh mẽ và trong anh nảy sinh sự khao khát dựng xây gia đình nhỏ của mình.

Hành động, suy nghĩ, nhận thức thể hiện sự thay đổi trong nhân vật. Sự khác biệt này có thể nói là được đánh dấu bởi vì Tràng có vợ ,có một gia đình nhỏ hạnh phúc ngay trong bi kịch của nạn đói 1945.

d. Đánh giá:

_Nghệ thuật: hình ảnh liệt kê. Ngôn ngữ hồn hậu, giản dị đúng với người nông dân. SỰ phát hiện biến chuyển trong tâm trạng nhân vật một cách tự nhiên, hp lí.

_Nội dung: Đoạn trích phản ánh sự đổi thay trong nhân vật. CHo thấy khao khát về một cuộc sống tốt đẹp và cho thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3. Kết bài:

Khẳng định vấn đề: Đoạn trích là những trang văn tươi đẹp với ánh sáng của niềm tin, hi vọng trong Tràng. Qua hình ảnh nhân vật Tràng với hi vọng, ước mơ ,ta thấy được sự nhân đạo trong ngòi bút của Kim Lân cũng như sự thấu hiểu của ông với người dân lao động. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
21 giờ trước