Sáng 6/8/2019, ông Phiến lái ô tô Ford Transit 16 chỗ cùng bà Q đi đón 13 học sinh trong đó có bé L. Khoảng 7h30, khi xe đến cổng trường Gateway, bà Q đóng cửa mà không kiểm tra, dẫn 12 học sinh vào trường. Ông P đóng cửa mà không kiểm tra lại khiến bé L bị bỏ quên trên ô tô từ 7h23 đến 16h15. Bé chết do “suy hô hấp tuần hoàn, sốc nhiệt trong không gian giới hạn”. Sáng 11/8/2020, TAND Hà Nội mở phiên phúc thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bích Q 21 tháng tù về tội vô ý làm chết người, tài xế Doãn Quý P bị tuyên 10 tháng tù cùng về tội “Vô ý làm chết người”theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngoài ra, hai bị cáo Pvà Qphải bồi thường hơn 249 triệu đồng tiền chi phí mai táng và tổn thất tinh thần cho gia đình bé L. Câu hỏi: Anh/chị hãy phân tích các dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong trường hợp trên?

1 câu trả lời

: Ông T là giám đốc, anh Q là phó giám đốc; anh V, anh S và anh M là nhân viên cùng làm việc tại công ty X. Ông T phân công anh V phụ giúp anh S cùng đảm nhận việc sơn tường một tòa nhà. Vì không được sử dụng thiết bị bảo hộ đạt chuẩn như anh S nên anh V bị dị ứng toàn thân, phải nằm viện điều trị và bị ông T kí quyết định sa thải. Trong khi đó, do bị anh M phát hiện việc không trang bị đầy đủ thiêt bị bảo hộ đạt chuẩn cho công nhân nên anh Q đã đưa 10 triệu đồng cho anh M và được anh giữ kín việc này. Ong T và anh Q cùng vi phạm nội dung nào của quyền binh đẳng trong lao động? Sueas

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

3 lượt xem
1 đáp án
14 giờ trước