Quangcuong giúp e với nha e cảm ơn Câu 1.Cho các nguyên tố : Clo( Z=17) ; photpho (Z = 15) ; Kali( Z=19) 1, Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn 2, Các nguyên tố trên là nguyên tố kim loại hay phi kim ? Vì sao ? 3, Viết công thức oxit cao nhất, Công thức hợp chất khí với hidro( nếu có), công thức hidroxit 4, So sánh tính chất hóa học của P với các nguyên tố N(Z= 7) và Cl(Z= 17). So sánh tính chất hóa học của Kali với các nguyên tố Na( Z=11) và Ca(Z=20)
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1. Cl:Nguyên tử của nguyên tố có điện tích hạt nhân là 17+ nên ở ô thứ 17, chu kì 3 và nhóm VII.
P:Nguyên tử của nguyên tố có điện tích hạt nhân là 15+ nên ở ô thứ 15, chu kì 3 và nhóm V.
K:Nguyên tử của nguyên tố có điện tích hạt nhân là 19+ nên ở ô thứ 19, chu kì 4 và nhóm I.
2. Cl là phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm VII
P là phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm V
K là kim loại vì đứng đầu chu kì 4 và ở nhóm I
3.Công thức oxit:P2O5, K2O
Công thức hợp chất khí với hidro: HCl
Công thức hidroxit: KOH
4 và 5 mik ko biết làm.
1.
Cl: [Ne] 3s2 3p5
=> Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA
P: [Ne] 3s2 3p3
=> Ô 15, chu kì 3, nhóm VA
K: [Ar] 4s1
=> Ô 19, chu kì 4, nhóm IA
2.
Cl, P là phi kim vì ở nhóm lớn
K là kim loại vì ở nhóm nhỏ
3.
Cl: Cl2O7, HCl, HClO4
P: P2O5, PH3, H3PO4
K: K2O, KOH
4.
N: [He] 2s2 2p3
Cùng nhóm P nhưng chu kì nhỏ hơn => Tính phi kim mạnh hơn P
Cl nhóm VIIA, P nhóm VA. Hai nguyên tố cùng chu kì => Tính phi kim Cl mạnh hơn P
Na: [Ne] 3s1
Na, K cùng nhóm. Na ở chu kì nhỏ hơn K => Tính kim loại K mạnh hơn Na
Ca: [Ar] 4s2
Ca nhóm IIA. K nhóm IA. Hai nguyên tố cùng chu kì => Tính kim loại Ca yếu hơn K