Quảng Ninh có được coi là trung tâm công nghiệp than không? Vì sao? Em cảm ơn
1 câu trả lời
Quảng Ninh phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
QNP – Ngành Công nghiệp của Quảng Ninh trong thời gian qua đã từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển đúng định hướng, đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh, thời gian tới đòi hỏi ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục có những bước phát triển mới, nhanh và vững chắc, tạo bước đột phá vững chắc cho sự phát triển thương mại, dịch vụ giai đoạn 2016-2020.
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi... Tài nguyên than có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều, mỗi năm cho phép khai thác khoảng 40 - 50 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh... có trữ lượng tương đối lớn.
Ngoài ra, Quảng Ninh là một trong những trung tâm sản xuất than, nhiệt điện lớn của cả nước. Đến năm 2016, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh đạt 5.150MW, chiếm 16% tổng sản lượng điện cả nước. Giai đoạn 2011-2015, Quảng Ninh có bước đột phá trong đầu tư phát triển hệ thống lưới điện. Đến nay, toàn tỉnh đạt 99,85% số hộ được cấp điện lưới quốc gia, là địa phương đi đầu cả nước về phát triển hệ thống điện nông thôn và đưa điện lưới ra các xã đảo.
Trong phát triển hạ tầng thương mại, trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã triển khai đầu tư xây dựng nhiều hạ tầng về dịch vụ, thương mại, góp phần thay đổi diện mạo, văn minh đô thị và văn hoá tiêu dùng của người dân trong tỉnh. Bên cạnh hệ thống chợ thì mô hình trung tâm thương mại, siêu thị đang ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô theo hướng hiện đại hoá. Với những lợi thế trên, Quảng Ninh đang trở thành “miền đất vàng” của các nhà đầu tư.
Nhà máy sản xuất thiết bị dây dẫn và cụm thiết bị điện ô tô của Công ty TNHH Yazaki
Cùng với đó, Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và 2 cửa khẩu quốc gia là Hoành Mô (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (Hải Hà), tiếp giáp một thị trường có dân số đông, kinh tế phát triển năng động của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đặc biệt, khi các dự án đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái; sân bay quốc tế Vân Đồn đi vào hoạt động, hệ thống giao thông kết nối Quảng Ninh với khu vực và thế giới sẽ đồng bộ cả đường biển, bộ, sắt và đường hàng không...
Thực hiện mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ công nghiệp, những năm qua, ngành Công thương Quảng Ninh đã nỗ lực cao nhất để tranh thủ tối đa thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu chủ yếu của ngành.
Theo báo cáo của Sở Công thương, trong 6 tháng đầu năm 2016, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá và ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,52% so với cùng kỳ năm 2015. Tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh luôn được đảm bảo, giá cả hàng hóa ổn định, mức tăng không đột biến như một số năm trước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tăng 11,5% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn nhưng về cơ bản, kim ngạch XNK được duy trì so với cùng kỳ và đang có nhiều tín hiệu khởi sắc. Mặc dù lượng than xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm trên 80%) và việc chuyển đổi cơ chế quản lý XNK hàng hóa qua biên giới của Trung ương (Thông tư 52/2015/TT-BCT) có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời do chịu ảnh hưởng cơ chế thắt chặt quản lý biên mậu phía Trung Quốc.
Trước nhiệm vụ khó khăn đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Công thương, các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các thành phần kinh tế phát triển. Nhiều cơ chế, chính sách, nhiều phương án, giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất cho doanh nghiệp đã được triển khai, tạo ra môi trường thông thoáng thúc đẩy tăng trưởng.
Phát triển công nghiệp hiện đại và bền vững không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành của chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Là một ngành kinh tế đầu tàu của tỉnh, sản xuất công nghiệp đang đi đúng hướng với mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường. Mặt khác, phát triển công nghiệp của tỉnh dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế địa phương về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực qua đào tạo.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Công thương cho biết: Để phát triển công nghiệp bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã và đang phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm lực với các dự án công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các ngành, lĩnh vực đều được quan tâm phát triển, trong đó đã đặc biệt ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, xem đây là mũi nhọn và đột phá của toàn ngành.
Mấy năm gần đây, Quảng Ninh đã tiếp nhận một dòng đầu tư mới theo hướng công nghiệp công nghệ cao, đó là sự xuất hiện của Tập đoàn Texhong. Từ khi doanh nghiệp này có mặt, ngoài giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động, còn tạo ra làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ khi nâng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lên cao.
Năm 2016 là năm đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nên sự khởi sắc của ngành công nghiệp ngay từ đầu năm sẽ là tiền đề quan trọng, tạo đà cho toàn ngành sớm về đích. Theo mục tiêu đề ra cả nhiệm kỳ thì đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11-12%/năm, trong đó công nghiệp, xây dựng phấn đấu đạt 47-48%.
Sản xuất các loại sợi vải cao cấp tại Khu công nghiệp Hải Yên, Móng Cái.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Quảng Ninh rất cần có những chính sách, chiến lược và định hướng phát triển phù hợp. Cụ thể, tỉnh chủ trương ưu tiên thu hút dự án đầu tư phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu để đẩy mạnh tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững. Ngoài ra, để thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tăng cường thu hút các dự án đầu tư lớn, trọng điểm nhằm tạo ra các cơ sở công nghiệp chiến lược của tỉnh. Kết hợp phát triển công nghiệp có quy mô lớn, tập trung hài hòa với quy mô vừa và nhỏ, phát triển các ngành nghề ở khu vực nông thôn. Phát triển công nghiệp gắn liền với giữ gìn và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho công nghiệp phát triển bền vững...
Những giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh hơn, nhiều ngành nghề, sản phẩm hơn, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây chính là tiền đề quan trọng để thực hiện thắng lợi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động theo nghị quyết mà Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra./.
bạn tóm tắt lại là thành 1 câu trả lời hoàn chỉnh
chúc bạn học tốt!!!