- Quan sát bản đồ các nước ĐNÁ, cho biết:Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?( Trung Quốc, Lào, Cam pu chia) - Cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua? Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào?

2 câu trả lời



  • Phần đất liền là một đường biên trên bộ dài 1137 km, từ điểm cực bắc là cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, đến điểm cực nam là điểm bờ biển vịnh Thái Lan  Xà Xía, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang ở  Việt Nam.
  • Phần trên biển, tuy chưa được phan đinh thành đường biên cụ thể giữa hai quốc gia, nhưng đã được hai bên Việt Nam và Campuchia định nghĩa bằng một vùng nước lịch sử chung của hai nước theo chế độ nội thủy, nằm trong vịnh Thái Lan. Về tương lai đường biên giới trên biển giữa hai nước phải nằm trong vùng nước lịch sử này
  • những thành tựu nổi bật:

    + Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.

    - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

    - Sản xuất nông nghiệp phát triển: Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu.

    - Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường.

    -  các Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước: thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

    - Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước.

    - Liên hệ thực tế địa phương: về đời sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch...), các ngành nghề sản xuất..

    Ví dụ: Thành phố Vinh,...

    + Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao và phổ biến lối sống thành thị.

    + Cơ sở hạ tầng  được đầu tư hiện đại: sân bay Vinh trở thành sân bay quốc tế, xây dựng đường quốc lộ 32 (Xô Viết - Nghệ Tĩnh nối thẳng vào sân bay, mở thêm các tuyến đường nội thành; hệ thống bệnh viện đa khoa chuyên khoa được hình thành và phát triển, các trường đại học, trung tâm thương mại (VRC, BigC Vinh...) phát triển.

    + Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển và tăng tỉ trọng. hình thành nhiều khu công nghiệp lớn (Nam Cấm, Bắc Vinh. Sản xuất nông nghiệp giảm dần, diên tích đất nông nghiệp giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng...

    chúc bạn học giỏi

  • Phần đất liền là một đường biên trên bộ dài 1137 km, từ điểm cực bắc là cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, đến điểm cực nam là điểm bờ biển vịnh Thái Lan  Xà Xía, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang Việt Nam.
  • Phần trên biển, tuy chưa được phân định thành đường biên cụ thể giữa hai quốc gia, nhưng đã được hai bên Việt Nam và Campuchia định nghĩa bằng một vùng nước lịch sử chung của hai nước theo chế độ nội thủy, nằm trong vịnh Thái Lan. Về tương lai đường biên giới trên biển giữa hai nước phải nằm trong vùng nước lịch sử này
  • Một số thành tựu nổi bật:

    + Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.

    - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

    - Sản xuất nông nghiệp phát triển: Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu.

    - Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường.

    - Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước: thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

    - Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước.

    - Liên hệ thực tế địa phương: về đời sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch...), các ngành nghề sản xuất..

    Ví dụ: Thành phố Vinh

    + Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao và phổ biến lối sống thành thị.

    + Cơ sở hạ tầng  được đầu tư hiện đại: sân bay Vinh trở thành sân bay quốc tế, xây dựng đường quốc lộ 32 (Xô Viết - Nghệ Tĩnh nối thẳng vào sân bay, mở thêm các tuyến đường nội thành; hệ thống bệnh viện đa khoa chuyên khoa được hình thành và phát triển, các trường đại học, trung tâm thương mại (VRC, BigC Vinh...) phát triển.

    + Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển và tăng tỉ trọng. hình thành nhiều khu công nghiệp lớn (Nam Cấm, Bắc Vinh. Sản xuất nông nghiệp giảm dần, diên tích đất nông nghiệp giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng...

    Chúc b hok tốt
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

2 lượt xem
2 đáp án
56 phút trước