Qua văn bản chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang sáng em hãy đóng vai nhân vật ông sáu kể lại câu chuyện cảm động về tình cha con

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý sau để tự làm bài em nhé:

  1. Mở bài

- Xưng tôi, nhập vai ông Sáu, giới thiệu đôi nét về bản thân

  1. Thân bài

* Kể lại những ngày nghỉ phép

- Sau 8 năm dài dằng dặc rời xa gia đình lên đường chiến đấu, chỉ có thể ngắm nhìn bé Thu - đứa con gái bé bỏng qua những tấm ảnh, cuối cùng, tôi cũng được đơn vị cho về nghỉ phép 3 ngày.

- Trong tôi trào dâng lên niềm hạnh phúc mãnh liệt, bởi vậy, khi xuồng chưa cập bến, tôi đã nhảy lên bờ với mong muốn được gặp bé Thu.

- Trong đám trẻ con đang chơi nhà chòi, tôi phát hiện một đứa bé có đôi mắt to tròn, có nét giống với đứa bé trong bức ảnh, tôi vội vã cất tiếng gọi: "Thu! Con của ba..." và tiến đến lại gần với hi vọng Thu sẽ nhận cha. Ai ngờ trông thấy tôi, Thu lại sợ hãi, chạy thật nhanh về nhà mà kêu thét lên: "Má! Má!...".

- Chẳng biết nói gì, tôi chỉ còn biết nhìn người bạn thân thiết của mình là anh Ba. Trông thấy tôi buồn, anh Ba động viên do con còn nhỏ, còn chưa biết tôi là ba của nó. Lời động viên ấy cũng chẳng thể nào khỏa lấp nỗi buồn trong tôi, hai tay tôi buông thõng xuống như bị gãy...

- Về đến nhà, tôi vẫn ngắm nhìn Thu. 8 năm, con của tôi đã khôn lớn nhường này, trông Thu thật đáng yêu! Nó có đôi mắt to tròn, đen lay láy thu hút ánh nhìn của mọi người. Vầng trán cao, rộng tỏ rõ vẻ ương ngạnh, cá tính. Mái tóc mềm mượt, được buộc gọn gàng...

- Càng ngắm lại càng yêu lại càng hi vọng Thu sẽ nhận tôi là ba, sẽ gọi tôi một tiếng ba.

- Ấy vậy mà trong suốt 3 ngày ở nhà, dẫu bị đặt vào tình huống khó khăn thế nào, Thu cũng nhất quyết không chịu gọi tôi một tiếng là ba.

+ Vợ tôi bảo nó mời tôi vô ăn cơm, nó cũng chỉ nói trổng: "Vô ăn cơm!".

+ Khi vợ tôi đi chợ, dặn nó ở nhà có việc gì thì nhờ ba, nó cũng chỉ nói trổng: "Cơm chín rồi!", "Chắt nước giùm cái". Kể cả khi tôi không giúp đỡ, nó tự lấy cái vá, nhón chân lên để chắt nước cơm.

+ Khi tôi gắp cho nó miếng trứng cá vào bát, nó hất ra ngoài khiến cơm văng tung tóe. Tức giận, không kiềm chế được, tôi đánh nó một cái thật đau. Ấy vậy mà nó không khóc, thu dọn lại mâm cơm rồi lên xuồng sang nhà bà ngoại. Trước khi đi, nó còn cố tình khua thật mạnh lòi tói để mọi người biết nó cũng giận tôi.

=> Đau đớn đến tột cùng, vợ tôi và anh Ba cứ luôn động viên tôi cho con bé thêm thời gian. Nhưng thời gian đâu có đợi chờ ai, 3 ngày nghỉ phép đã sắp kết thúc, sáng mai tôi lại phải lên đường, còn biết bao giờ cha con gặp lại... Đêm hôm đó, tôi cứ trằn trọc, thao thức, tôi ước Thu gọi tôi một tiếng là ba, ước gia đình được đoàn tụ. Nước mắt cứ thế giàn giụa, mà chẳng nói lên lời...

* Kể lại cảnh chia tay:

- Tôi dậy thật sớm, thu xếp hành lí để lên đường.

- Khi ra đến ngoài cổng, tôi đã bắt gặp ánh nhìn của Thu. Sợ làm tổn thương con, tôi chẳng dám tiến lại gần.

- Tưởng chừng sẽ chẳng được nghe tiếng gọi ba, thì bất chợt Thu chạy lại gần tôi mà kêu: "Ba! Ba...". Tiếng kêu như xé tan không gian yên tĩnh, mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho tôi. Khóe mắt tôi cay cay, chẳng cất lên thành lời.

- Thế rồi Thu ôm hôn tôi, nó quấn chặt lấy tôi, không cho tôi lên đường.

- Phải nhờ bà ngoại nói, nó mới để tôi trở lại chiến trường với mong muốn: "Ba mua cho con một cây lược". Mong ước giản dị của đứa con luôn được tôi ghi nhớ.

- Chia tay con, lúc ấy, tôi chỉ mong ước sớm thắng thằng Mỹ để trở về đoàn tụ bên gia đình.

* Trở lại chiến trường:

- Nhớ da diết bé Thu

- Tìm được ngà voi, làm được cây lược ngà cho con

- Khắc lên cây lược ấy dòng chữ: Yêu nhớ tặng Thu: con của ba.

- Mong chờ ngày đoàn tụ...

  1. Kết bài: Bày tỏ nỗi nhớ, niềm thương với bé Thu.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

0 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước