Qua nhận thức nội thức nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Hãy đưa nhận xét về nhận thức của Đảng Cộng sản về tư tưởng Hồ Chí Minh
1 câu trả lời
Qua những cuốn sách, các bài viết của các lãnh tụ cùng thời với Hồ Chí Minh, như cuốn “Cách mạng tháng tám” (1946), kháng chiến nhất đinh thắng lợi 1947, chủ nghãi Mác và văn hóa VIệt Nam 1948, của đồng chí Trường Chinh, cuốn “Lãnh tụ của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam” (01/1950); của đồng chí Lê Duẩn; Phạm Văn Đồng viết tác phẩm “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc” (1948)... đã đề cập đến hình ảnh và công lao của Hồ Chí Minh về con đường vẻ vang mà Hồ Chủ tịch đã chọn, sự vận dụng xuất sắc chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta để đề ra đường lối chủ trương và phương pháp cách mạng đúng đắn.
Như vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) đã xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu của nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.Cần hoàn thiện quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta.
Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người, để làm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong hành động của chúng ta.
Hiện nay, cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng việc nghiên cứu, học tập, vận dụng đúng đắn, sáng tạo di sản Hồ Chí Minh càng trở nên cấp thiết. Với khát vọng về một thế giới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được cả nhân loại hướng đến như là một trong những người soi sáng, dẫn đường. Đảng ta cần nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy di sản của Người phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta và bối cảnh thế giới. Để làm được điều đó, Đảng cần phải thường xuyên tổng kết quá trình nghiên cứu, học tập Hồ Chí Minh qua các thời kỳ và rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho đổi mới việc nghiên cứu, học tập vận dụng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay./.