Qua đoạn trích "Người lái đò Sông Đà", cái tâm của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào
2 câu trả lời
Cảm nhận về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà"a) Cái tài của Nguyễn Tuân ở Người lái đò Sông Đà:+ Tác giả đã dựng lên được một thạch trận sông Đà và một con người – ông lái đò – nghệ sĩ vượt thạch trận đó.+ Thạch trận trên sông Đà: "Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông”.+ Ông lái đò – nghệ sĩ vượt thạch trận: "Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới (…) Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hẩt lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình (…) Không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật (…) Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ".- Cái tài của Nguyễn Tuân ở đây còn thể hiện ở sự sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng hình tượng gây ấn tượng mạnh mê đến người đọc. Ví dụ: "Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt".b) Cái tâm của Nguyễn Tuân ở Người lái đò Sông Đà.- Thác dữ sông Đà bày thạch trận, ba lần trùng vi, ba lần hiểm nguy, song con người vẫn vượt lên thác dữ, cưỡi lên thác dữ như cười hổ và vượt thác xong, người lái đò sông Đà lại trở lại với cuộc sống bình thường. Nhà văn ca ngợi tài nghệ con người và nhất là cái chí vượt thác dữ chế ngự thiên nhiên của con người. Ở đây ông lái đò được nhà văn miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, có chí lớn vượt thác.- Miêu tả cảnh thác dữ, miêu tả vẻ hùng vĩ của con sông Tây Bắc, Nguyễn Tuân tỏ ra rất mến yêu trân trọng thiên nhiên đất nước. Ông miêu tả sông Đà: "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo".
1.
Nguyễn Tuân là nhà văn của phong cảnh và con người tuyệt mĩ, không ưa những cái nhàn nhạt tầm thường. Ông đến với thể loại kí như một cách để thể hiện cá tính riêng biệt của mình và nhờ đó ông đã để lại cho văn học tập bút kí “Người lái đò sông Đà” đặc sắc. Bài kí ca ngợi cảnh sắc Tây Bắc cùng vẻ đẹp toát ra từ những con người lao động giản dị đời thường mà ông lái đò là kết tinh của những vẻ đẹp ấy.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vốn là người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp ở những giá trị xưa cũ của một thời vang bóng: một Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, một Bát Lê trong “Bát rượu máu”, những thú vui thưởng trà, đánh cờ xa xưa. Sau cách mạng, ánh sáng của Đảng đã giác ngộ khiến Nguyễn Tuân quay về tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc sống đời thường với những con người bình dị và bởi vậy đã cho ra đời tùy bút “Người lái đò sông Đà”.Qua đoạn trích này ta hiểu rõ vì sao ông đò đã qua được cửa ải nước hàng trăm lần. Bởi lẽ sự dũng cảm, mưu trí và tài hoa của ông đã bồi tụ và giúp đỡ con thuyền về tới đích. Ông quả thực là người lái đò mang vẻ đẹp hùng dũng như một người dũng sĩ đang tham gia chiến đấu ngoài sa trường.
2.
Nguyễn Tuân là một người con của đất thủ đô Hà Nội, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Con người ông ưa thích “chủ nghĩa xê dịch”, với lối sống, lối viết phóng khoáng, vượt ra khỏi khuôn khổ của thời đại, quan niệm “đời là một trường du hí”, ông viết văn trước hết là để khẳng định cái tôi bản ngã của mình. Trong sáng tác, Nguyễn Tuân cho rằng lao động là một hình thức nghệ thuật, nghiêm túc thậm chí người viết phải chịu “khổ hạnh” mới có thể cho ra đời những tác phẩm có giá trị, có lẽ vì quan điểm đặc sắc này mà người ta cho rằng: “Cái tôi của Nguyễn Tuân chính là một định nghĩa đích thực về nghệ sĩ”. Nói đến đặc điểm của nhà văn này người ta vẫn thường khắc ghi mấy chữ tài hoa, uyên bác, ông không chỉ có biệt tài văn chương, bậc kỳ tài trong thể loại bút ký mà còn là người có am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực, từ đó đem đến cho tác phẩm của mình những góc nhìn mới mẻ và toàn diện khiến độc giả không khỏi trầm trồ kinh ngạc vì cách sử dụng câu từ điệu nghệ và vốn tri thức phong phú của ông.
Lời đề từ Nguyễn Tuân cũng tỉ mỉ soi xét, mượn của Phan Huy Chú câu “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”, để nói về cái quái tính của con sông này, bao dòng sông khác chọn xuôi về hướng đông, chỉ riêng sông Đà chọn cho mình lối chảy ngược ngạo, khác thường về phương Bắc. Có lẽ chính cái cá tính thích độc lai độc vãng, riêng mình ta một lối này có gì đó tương đồng với cái tôi đậm chất “ngông” của Nguyễn Tuân thế nên khi viết ta có cảm giác Nguyễn Tuân rành rọt và thiết tha với con sông này lắm. Mượn thơ của Phan Huy Chú chưa đủ, nhà văn còn mượn thêm một dòng thơ của thi sĩ người Tây Ban Nha rằng: “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” gợi ra cái vẻ đẹp phóng khoáng thơ mộng của Đà giang bên cạnh cái vẻ ngang tàng, hùng vĩ vốn có bao đời nay của một dòng sông miền rừng núi Tây Bắc.