Qua câu thơ trong tác phẩm Tự Tình của HXH : " Đên khuya văng vẳng trống canh dần " Từ đó em hiểu gì về tâm trạng của Hồ Xuân Hương lúc này ?

1 câu trả lời

Trong những bài văn, bài thơ tác giả luôn để lại một chi tiết hay một câu thơ mà ta cảm thấy lưu luyến, cảm thấy sâu sắc và ấn tượng bởi chi tiết đấy giống như những lời bài hát hay trong những bài hát khiến cho người nghe phải nhẩm đi nhẩm lại, hát đi hát lại làm cho người ta nhớ mãi những câu ca những chi tiết ấy!  Sau khi tôi đọc bài thơ " Tự tình " của Hồ Xuân Hương tôi bị ấn tượng bởi câu:

                         “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

                          Trơ cái hồng nhan với nước non”

Thời gian ở đây là lúc đêm khuya khi mà con người chìm sâu vào trong giấc ngủ để nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt mỏi, vất vả của con người  thì nhân vật trữ tình ở đây lại thao thức, trằn trọc, nằm cả đêm cũng chẳng thể  ngủ được. Không gian là khoảng không bao la, rộng lớn yên tĩnh, vắng lặng nghe thấy “văng vẳng trống canh dồn” báo hiệu thời gian trôi qua rất nhanh. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh lấy cái âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh để nói cái không gian tĩnh lặng về đêm. Lấy cái ngoại cảnh để nói tâm cảnh. Là cảnh vật tác động đến con người hay là vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đêm khuya thanh vắng là lúc con người ta trở nên bé nhỏ và lạc lõng vô cùng khi giường đơn chiếc gối  đối diện với chính mình mà cảm thấy “trơ”. “Trơ”ở đây là trơ trọi, là cô độc chỉ có một mình, được đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh nỗi đau, sự bất hạnh của một người phụ nữ có “hồng nhan”. Ấy là chỉ cái vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài của người con gái “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” nhưng cũng là để nói đến cái phẩm hạnh “Tấm lòng son” bên trong. Chữ “cái” nhằm cụ thể hóa đối tượng diễn tả “cái hồng nhan” cho thấy sự tủi hổ, bẽ bàng khi nhan sắc, đức hạnh của người phụ nữ bị coi rẻ, bị mỉa mai. “Nước non” chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội bên ngoài. “Trơ” phải chăng cũng là sự thách thức “nước non” của một con người có cá tính mạnh mẽ, táo bạo. Nó có cùng hàm nghĩa với chữ trơ trong câu thơ sau của Bà Huyện Thanh Quan: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. Vì lắm đau buồn mà nét mặt con người như trơ ra trước cảnh vật, trước mọi người như hóa đá chẳng còn còn cảm giác. Người đọc tưởng như nghe được cả tiếng thở dài, ngao ngán của người phụ nữ trước duyên phận bẽ bàng, bạc bẽo. Đúng nhưu ông cha ta đã nói rằng : " Hồng nhan bạc phận"

Hai câu thực là lựa chọn của tác giả khi sầu tìm đến rượu, bà muốn mượn chút hương nồng để quên đi nỗi buồn nhưng càng uống lại càng tỉnh lại càng đau, nỗi buồn không nguôi trong vòng xoáy luẩn quẩn. Tôi thật sự nhớ và thích cấu thơ này!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm