Phát biểu nào sau đây không đúng về bảng tuần hoàn? A. Các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử được xếp thành một hàng. B. Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau trong nguyên tử được xếp thành một cột. C. Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Tổng số hạt các loại trong nguyên tử nguyên tố R là 52, trong đó số hạt không mang điện bằng 0,5294 lần số hạt mang điện. Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất của R là: A. R2O7. B. RO3. C. R2O5. D. R2O. Cho ba nguyên tố: M (Z = 11), X (Z = 19), Y (Z = 17) và N (Z = 15). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Liên kết giữa nguyên tử Y và nguyên tử N là liên kết ion. B. Liên kết giữa nguyên tử M và nguyên tử Y là liên kết ion. C. Liên kết giữa nguyên tử X và nguyên tử Y là liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết giữa nguyên tử M và nguyên tử X là liên kết cộng hóa trị. Trong phân tử C2H2 và H2O, tổng số cặp electron tham gia liên kết lần lượt là: A. 5 và 2. B. 4 và 2. C. 2 và 3. D. 3 và 3.
2 câu trả lời
Đáp án + Giải thích các bước giải:
1/. Chọn A. Các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
Câu A sai, sửa lại là: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
2/. Chọn A: $R_2O_7$
Tổng số hạt các loại trong nguyên tử nguyên tố R là 52, trong đó số hạt không mang điện bằng 0,5294 lần số hạt mang điện. Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất của R là: A. R2O7. B. RO3. C. R2O5. D. R2O.
Ta có:
$2p+n=52$ (1)
$n=0,5294.(p+e)$
$n=0,5294.2p$
$n=1,0588p$ (2)
Từ (1) và (2) ⇒ $p=17$; $n=18$
⇒ $Z=p=e=17$
$R$ là $Clo-KHHH:Cl_2$
⇒ Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất của $Cl_2$ là: $Cl_2O_7$
3/. Chọn B. Liên kết giữa nguyên tử M và nguyên tử Y là liên kết ion.
Ta có:
+ Nguyên tố: M (Z = 11) là $Na$ : kim loại điển hình
+ Nguyên tố: Y (Z = 17) là $Cl_2$: phi kim điển hình
⇒ Liên kết giữa nguyên tử $M$ - kim loại điển hình và nguyên tử $Y$ - phi kim điển hình là liên kết ion.
4/. Chọn A: $5$ và $2$
$CTCT$ của $C_2H_2$ là: $H-C≡C-H$
$CTCT$ của $H_2O$ là: $H-O-H$
⇒ Tổng số cặp electron tham gia liên kết lần lượt là: $5$ và $2$
Phát biểu nào sau đây không đúng về bảng tuần hoàn?
B. Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau trong nguyên tử được xếp thành một cột. (Nhóm)
Tổng số hạt các loại trong nguyên tử nguyên tố R là 52, trong đó số hạt không mang điện bằng 0,5294 lần số hạt mang điện. Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất của R là:
A. R2O7. (vì có số p=số e=17 hạt, nhóm VII A)
Cho ba nguyên tố: M (Z = 11), X (Z = 19), Y (Z = 17) và N (Z = 15). Phát biểu nào sau đây đúng?
B. Liên kết giữa nguyên tử M và nguyên tử Y là liên kết ion. (vì z=11 là KL điển hình, z=17 là pk điển hình)
Trong phân tử C2H2 và H2O, tổng số cặp electron tham gia liên kết lần lượt là:
A. 5 và 2. (C2H2 là H-C---C-H, H2O là H-O-H)