Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ai có bài kh cho mình xin với =(((
2 câu trả lời
Hai câu thơ sau tập trung làm rõ hùng tâm tráng chí của người anh hùng: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”. Trước hết câu thơ nói về nợ công danh, đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp) lập danh (để lại tiếng thơm), đây chính là lí tưởng sống của những trang nam nhi thời phong kiến. Đặt trong bối cảnh đương thời, khi đất nước chuẩn bị chống lại quân Nguyên Mông lần hai thì ý chí lập công danh sự nghiệp càng bị hối thúc mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Với cách nói ẩn dụ ước lệ kết hợp với phép phóng đại đã tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về khí thế dũng mãnh, kiên cường. Khí thế hiên ngang của quân đội ta xông pha ra trận phi thường đến mức có thể "nuốt trôi trâu". Ẩn sau cách nói cường điệu hóa, người đọc cảm nhận được lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ khi đưa tầm vóc của quân dân nhà Trần sánh ngang với vũ trụ bao la. Đó còn là tình yêu tổ quốc, dân tộc với khát vọng vươn lên để gìn giữ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Vẻ đẹp người tráng sĩ hiên ngang, hùng sảng là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, đây không chỉ là của một vị anh hùng cụ thể nào mà là vẻ đẹp muôn thuở của cả một dân tộc anh hùng.
`#` `Tranhoang40860`
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Ông là một nhà thơ lớn đã có những đóng góp rất nhiều cho nền văn học nước nhà. Khi ông mất đã để lại hai tập thơ nổi tiếng đó là: “Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi”. Trong đó, bài thơ để lại ấn tượng nhất đó chính là bài thơ "Nhàn" được trích từ tập "Bạch Vân Quốc ngữ thi". Bài thơ đã ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn đồng thời qua đó ta có thể thấy được triết lí sống và nhân cách tốt đẹp của nhà thơ.
Ngay đầu bài thơ, tác giả giới thiệu cho người đọc về hoàn cảnh, cuộc sống của mình ở Bạch Vân Am.
Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
“Mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” – đây đều là những vật dụng rất quen thuộc với đời sống nhà nông. Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một quan lớn triều Mạc, được phong tới tước Trình Quốc công, vậy mà bây giờ qua về cuộc sống dân dã, tự cung tự cấp. Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “một” thêm vào những công cụ trên. Cách đếm rất rành rọt cho thấy tất cả mọi thứ đã được thi nhân chuẩn bị sẵn sàng chu đáo cho cuộc sống nông điền này. Đến với cuộc sống mới với sự ung dung, thanh thản. Đồng thời từ “ thơ thẩn” trong câu thơ thứ hai càng nhấn mạnh, khắc họa rõ nét hơn dáng vẻ, tư thế của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Và từ “ vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có bon chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn muốn chọn cho mình sống nhàn không màng lợi danh. Thức ăn cuộc sống hằng ngày của nhà thơ vô cùng đạm bạc, sinh hoạt dân dã theo mùa: “thu ăn măng trúc”, “đông ăn giá” Trước mắt người đọc hiện ra là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, có mùi vị, có hương sắc, có nước trong, có hương thơm thanh quý. Cuộc sống tuy đạm bạc, giàn dị nhưng lại vô cùng thanh cao. Cuộc sống này gợi cho ta nhớ cuộc sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn qua bài thơ “Côn Sơn ca”. Có thể tóm tắt nội dung “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi bằng một chữ “nhàn”. Chữ ấy hơn một trăm năm sau lại trở thành một phương châm, một lẽ sống, một thi đề của một lớp nhà nho mà Nguyễn Bỉnh Khiêm là một đại diện tiêu biểu. Hai nhà thơ sống cách nhau gần hai thế kỉ nhưng lại có một hoàn cảnh, một quãng đời, một tấm lòng, một lẽ nhân sinh rất gần nhau.
Nếu như hai câu thơ đề và luận đã cho ta thấy được cuộc sống hiện tại của nhà thơ thì ai câu thơ thực lại cho ta thấy được vẻ đẹp trong nhân cách của nhà thơ. Điều đó được thể hiện qua quan điểm của ông về quan điểm sống.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người dến chốn lao xao
Tác giả tự nhận mình là người “dại” bởi đã tìm tới “nơi vắng vẻ” trái hẳn với mọi người thông thường thích tìm tới chỗ “lao xao”. Chỗ “lao xao” mà nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nhắc tới ở đây chính là chốn quan trường, đường danh huyên náo. Nơi con người chen chúc xô đẩy, vì giành giật những lợi danh mà không từ thủ đoạn hãm hại lẫn nhau, nhiều nguy hiểm khôn lường. Tác giả tự nhận mình là “dại” nhưng thực chất đó chính là cách nói ngược với giọng nói mỉa mai. Ông tự nguyện làm người “dại”, mặc kệ những ai cho mình “khôn”. Họ cứ lao mình bất chấp hiểm nguy vì những thứ danh lợi phù phiếm còn riêng tác giả vừa tỉnh táo vừa thông tuệ. “Dại” ở đây lại hóa thành “khôn” còn “khôn” ở đây lại hóa thành “dại”. Cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng có nhiều người nghĩ lối sống của nhà thơ là lối sống xa đời và vô trách? Thật sự có phải như vậy không? Điều đó là không đúng. Nếu như đặt mình trong hoàn cảnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta có thể hiểu được điều này. Do Nguyễn Bỉnh Khiêm có hoài bão muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang đấu đá tranh giành quyền lực không màng tới cuộc sống của dân chúng. Nhân dân đói khổ lầm than, cơ cực. Còn tất cả các ước mơ hoài bão của ông mong sẽ giúp dân không được xét tới.Vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết rời bỏ “ chốn lao xao “ là điều đáng trân trọng, là việc làm rất đúng đắn
Hai câu thơ kết:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.
Nhà thơ đã rất taì tình khi sử dụng điển tích, điển cố với giọng điệu thơ nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng thâm thúy. Tác giả nhận thức được công danh, của cải, phú quý chỉ là giấc mộng phù phiếm. Tư tưởng này của ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng của Lão Trang, ở cái vô vi của nó. Ở trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cuộc đời ông thì quan niệm sống ấy là tích cực, là cách chống lại chế độ đương thời. Cảm nhận quy luật của cuộc đời một cách tỉnh táo, uyên thâm để chọn cho mình một lẽ sống nhàn.
Bài thơ là những trải lòng của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm về chiêm nghiệm cuộc sống, về triết lí “nhàn” – triết lí sống tìm yên vui, lạc thú cho bản thân tránh những sự đấu tranh, giành giật danh lợi phù phiếm xa hoa. Bài thơ cho người đọc cảm nhận được một nhân cách đẹp, một trí tuệ thông tuệ khiến cho người khác phải ngưỡng mộ.