Phân tích thắng lợi của ta buộc mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán paris
2 câu trả lời
Phân tích:
- Chủ trương của Đảng là trên cơ sở nắm vững phương châm đánh lâu dài, cần phải động viên và tập trung lực lượng của cả nước, cố gắng cao độ, đập tan âm mưu của địch, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn; đồng thời, tích cực chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng địch trong trường hợp chiến tranh kéo dài hoặc mở rộng ra cả nước”.
- Trên thực tế, Mỹ càng leo thang chiến tranh thì càng vấp phải những đòn giáng trả mạnh mẽ của ta. Về mặt chính trị, ta nêu cao chính nghĩa của cuộc chiến đấu, bóc trần bộ mặt xâm lược và tính chất nguy hiểm của các hành động leo thang chiến tranh cùng thủ đoạn đàm phán hòa bình giả hiệu của Mỹ.
- Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Giônxơn quyết định cho máy bay chiến lược B-52 leo thang ra đánh phá miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu và Quân chủng Phòng không - Không quân: “Sớm muộn đế quốc Mỹ sẽ đưa máy bay B-52 ra đánh phá Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị. Chỉ khi nào chịu thất bại nặng nề trên chiến trường và không còn hy vọng cứu vãn, đế quốc Mỹ mới chịu ngồi vào bàn đàm phán.
⇒ Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước. Đây là thắng lợi về quân sự và chính trị, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Ba thắng lợi mang tính bước ngoặt đi lên của cuộc kháng chiến đó là:
Một, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Hai, việc ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27-1-1973.
Ba, Cuộc tổng tiến công và đại thắng lợi mùa Xuân năm 1975.
Tuy khác nhau về hoàn cảnh, tính chất và mức độ, các thắng lợi đó đều có cùng một nét chung rất giống nhau. Thắng lợi nào cũng là kết quả sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến đấu, và thắng lợi trước bao giờ cũng tạo ra tiền đề và điều kiện cho thắng lợi sau, thắng lợi sau lại mở đường cho thắng lợi sau lớn hơn để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Thắng lợi của việc ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam là thành quả cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta suốt 18 năm trước đó, đã đánh bại liên tiếp bốn chiến lược chiến tranh của Mỹ: chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh "Việt Nam hóa". Thắng lợi đó không chỉ khép lại giai đoạn Mỹ hóa cao độ chiến tranh bằng việc buộc chúng phải rút toàn bộ quân đội và vũ khí ra khỏi miền nam, cam kết không dính líu trở lại mà còn mở ra giai đoạn mới với những thắng lợi lừng lẫy hơn, oanh liệt hơn: đánh sập toàn bộ chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng hoàn toàn miền nam và thống nhất đất nước.
Kỷ niệm 35 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam, chúng ta thử nhìn lại sự kiện lịch sử ấy như tất cả những gì đã từng diễn ra.
I- Tình hình dẫn tới Hội nghị Paris
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước những đòn tiến công mãnh liệt của quân và dân miền nam, cả về quân sự và chính trị, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đã phá sản - ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Ðể hòng cứu vãn tình thế, Mỹ thay đổi chiến lược, từ "chiến tranh đặc biệt" chuyển thành "chiến tranh cục bộ", thực chất là Mỹ hóa cuộc chiến tranh. Một mặt, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền nam; mặt khác, tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền bắc.
Từ đầu năm 1965 đến cuối năm 1967, chúng đã đổ vào miền nam từ 18.000 quân lên 480.000 quân. Mục tiêu chiến lược của "chiến tranh cục bộ" là đánh bại cách mạng miền nam trong vòng 25 - 30 tháng để đến cuối năm 1967, Mỹ có thể ca khúc khải hoàn và rút hết quân về nước. Ðồng thời với quá trình leo thang chiến tranh, chính quyền Johnson rêu rao cái gọi là cuộc vận động "ngoại giao hòa bình", đòi "miền bắc đình chỉ thâm nhập người và dụng cụ chiến tranh vào miền nam" và "đàm phán không điều kiện" với Mỹ.
Ðảng ta nhận định: Mỹ buộc phải Mỹ hóa cuộc chiến tranh là vì chúng đang ở trong thế bị động về chiến lược. Mặc dù Mỹ đưa vào miền nam mấy chục vạn quân và đánh phá ác liệt miền bắc, nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch không có thay đổi lớn. Ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch.
Cuộc thử lửa trong ba năm liền 1965, 1966 và 1967 cho thấy nhận định của ta là đúng. Ðịch càng leo thang chiến tranh càng bị giáng trả mãnh liệt. Ðã bế tắc về mặt quân sự, Mỹ cũng vấp phải khó khăn lớn về mặt ngoại giao. Ta kiên quyết bác bỏ thủ đoạn "ngoại giao hòa bình" giả hiệu và cái gọi là "đàm phán không điều kiện" của chúng, đòi Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết quân ra khỏi miền nam, chấm dứt vô điều kiện mọi hành động chiến tranh chống miền bắc. Ðiều kiện tiên quyết của ta là: Chỉ khi nào Mỹ chấm dứt ném bom, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới nói chuyện của Mỹ.
Cuối năm 1967 đầu năm 1968, giữa lúc Mỹ còn đang chuẩn bị cho cuộc tiến công mùa khô thứ ba với 120 vạn quân (trong đó có 50 vạn quân Mỹ) và khoác lác rằng "chiến thắng đã ở trong tầm tay" thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân miền nam nổ ra như sấm vang, chớp giật. Cuộc tổng tiến công đã đánh thẳng vào các thành thị và trung tâm đầu não chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ- ngụy, gây cho chúng những tổn thất nặng nề về người và phương tiện chiến tranh. Dư luận Mỹ cho rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Mỹ đứng trước nguy cơ bị thua trong một cuộc chiến tranh (!). Thất bại đó đã được Tổng thống Johnson thừa nhận trong bài phát biểu trên Ðài Truyền hình Mỹ đưa 31-3-1968. Ông ta tuyên bố đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay và tàu chiến chống miền bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, cam kết "sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang" và không ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
Thế là nhân dân ta đã giành được thắng lợi quyết định. Ý chí xâm lược của Mỹ đã bị lung lay. Trong tình thế thay đổi có lợi cho ta, bằng một đòn tiến công ngoại giao mới, ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.